"Mang tiền về cho mẹ", một thế hệ tỷ phú giàu lên từ chứng khoán tặng bố mẹ cả nhà, xe ô tô

Dù lướt sóng, đầu tư dài hạn hay làm bất cứ điều gì nhà đầu tư nào cũng mong muốn gặt hái được lợi nhuận tốt để "mang tiền về cho mẹ". Thực tế, năm 2021 là năm "trúng lớn" của nhiều NĐT Việt khi VN-Index tăng mạnh thuộc top thế giới.

"Mang tiền về cho mẹ, mang tiền về cho mẹ.

Mang tiền về cho mẹ, đừng mang ưu phiền về cho mẹ

Mang tiền về cho mẹ, mang tiền về cho mẹ"

Lời bài hát trong bài hát mới phát hành của rapper Đen "Mang tiền về cho mẹ" đang được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng nhà đầu tư bởi như nói hộ nỗi lòng của các nhà đầu tư Việt khi dịp Tết Âm lịch gần kề. Dù lướt sóng, đầu tư dài hạn hay làm bất cứ điều gì nhà đầu tư nào cũng mong muốn gặt hái được lợi nhuận tốt để "mang tiền về cho mẹ". Thực tế, năm 2021 là năm "trúng lớn" của nhiều nhà đầu tư Việt khi VN-Index tăng mạnh thuộc top thế giới.

Tính cả năm 2021, VN-Index tăng khoảng 35,7%. Trong 11 năm qua, đây là mức tăng tốt thứ hai xếp sau năm 2017, gần 48%. VN-Index có 9 năm tăng điểm, 3 năm giảm điểm. So sánh với các thị trường cận biên khu vực châu Á trong năm qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng xếp thứ ba sau Mông Cổ (130%) và Sri Lanka (80%). Đáng chú ý, HNX-Index đạt mức tăng 133,35%, tốt nhất châu Á.

Thị trường tăng trưởng mạnh nhưng nhiều cổ phiếu nhỏ và vừa đã tăng bằng lần thậm chí hàng chục lần trong năm qua đã tạo ra thế hệ tỷ phú trẻ VNĐ mới nhờ đầu tư chứng khoán.

Thế hệ tỷ phú VNĐ mới giàu lên từ chứng khoán

Anh Minh Nhân (TP. HCM), tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP HCM cách đây 10 năm nhưng có niềm đam mê lớn với lĩnh vực nông nghiệp. Hiện anh đang là chủ trang trại hơn 7.000m2. Biết đến kênh đầu tư chứng khoán từ thời sinh viên và có tham gia với số tiền nhỏ nhưng phải đến năm 2020 anh mới đầu tư lớn hơn 1,3 tỷ đồng bởi lúc này dịch bệnh bùng nổ, việc đầu tư trang trại gặp khó khăn, anh thấy cơ hội từ chứng khoán rất lớn nên đã đổ số tiền lớn vào chứng khoán. Nhận thấy các doanh nghiệp chứng khoán sẽ được hưởng lợi lớn khi nhà đầu tư mới tham gia đông đảo, anh đầu tư và lướt sóng các doanh nghiệp họ chứng khoán như VND (chủ đạo), SSI, SHS, HCM,… Từ mức vốn 1,3 tỷ đồng năm 2020 đến nay tổng nav anh đã đạt trên 21 tỷ đồng.

Mang tiền về cho mẹ, một thế hệ tỷ phú giàu lên từ chứng khoán tặng bố mẹ cả nhà, xe ô tô - Ảnh 1.

Hai tài khoản của anh Nhân tại hai công ty chứng khoán

Mang tiền về cho mẹ, một thế hệ tỷ phú giàu lên từ chứng khoán tặng bố mẹ cả nhà, xe ô tô - Ảnh 2.

Ngôi nhà mà Khánh và bố mẹ bàn bạc và rất khó khăn để hoàn thành trong đại dịch

"Xét về vĩ mô thì khi thị trường đạt đến tầm 4% dân số có tài khoản đầu tư chứng khoán nghĩa là đã đạt đến độ có thể lan toả, thì tốc độ hướng đến 10% thậm chí 20% như các nước khu vực là rất nhanh. Đây là ngưỡng tâm lý, các nước khu vực cũng từng trải qua, hầu hết sẽ diễn biến như thế. Nhìn qua Trung Quốc thì giai đoạn tương đồng các cổ phiếu chứng khoán cũng cực kỳ quan trọng. Họ có cái hay là doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh không cần phải quá đầu tư vào tài sản, văn phòng, nhân viên khác xa với doanh nghiệp sản xuất. Khi thị trường giao dịch 3.000 tỷ các công ty chứng khoán vẫn sống tốt thì khi đến 30.000 tỷ các công ty chứng khoán đã ở tầm khác rồi", anh Minh Nhân giải thích lý do vì sao chọn cổ phiếu chứng khoán để "tất tay" trong hai năm qua và chỉ lướt qua lại giữa các cổ phiếu nhóm này.

Anh Nhân cho rằng xét trong vòng đời một cổ phiếu thì giai đoạn phát hành thêm là cực kỳ hấp dẫn: "Nhà đầu tư khác có thể không thích việc phát hành thêm vì giá ngắn hạn rất biến động nhưng xét trong vòng 6 tháng đến 1 năm thì hầu hết công ty phát hành thêm đều quay lại giá trước khi phát hành. Các công ty chứng khoán cũng vậy, cổ phiếu tôi đầu tư như VND phát hành thêm tôi vẫn mua hết. Thực tế tốc độ sinh lời của VND là mạnh nhất".

Để đạt tỷ suất lợi nhuận cao vậy, ngay từ chân sóng anh Minh Nhân nhận thấy thị trường rất sôi động nhưng các cổ phiếu chứng khoán lại bị định giá rất thấp như SSI lúc đó chỉ 16.000 đồng/cổ phiếu, VND chỉ hơn 20.000 đồng/cổ phiếu, SHS chỉ 12.000 đồng/cổ phiếu… nên đã full margin 1,3 tỷ thành hơn 3 tỷ đồng để gom cổ phiếu chứng khoán và giữ tới bây giờ, mua phát hành thêm…anh đã có giá trị tài sản thực 21 tỷ đồng.

Anh nhấn mạnh, anh rất hạn chế lướt lát T+ mà lướt theo sóng kỳ vọng trong một thời gian nhất định, đạt mục tiêu sẽ bán và chuyển sang mã chưa tăng nhiều, chưa phát hành thêm…nhưng chỉ xoay quanh nhóm công ty chứng khoán. Cứ như vậy 2 năm qua đã đưa anh trở thành nhà đầu tư có tài sản chứng khoán gần 1 triệu USD.

"Tôi chưa có ý định rút tiền khỏi chứng khoán nên chưa có nhiều kế hoạch với số tiền lãi này. Nếu gia đình có việc cần tiền tôi sẽ rút ra", anh Nhân chia sẻ.

Anh Trần Hữu Thắng, một nhà đầu tư 9X trẻ thuộc thế hệ genZ hai năm qua cũng có tỷ suất lợi nhuận đáng mơ ước khi biến gần 1 tỷ trở thành 1 triệu USD nhờ đầu tư dài hạn mã chứng khoán VND và một số các mã đầu tư có sóng mạnh CVT, bất động sản. Khi được hỏi bí quyết dẫn đến việc đầu tư thắng lớn như vậy, Thắng nói rằng đó là do may mắn khi anh vào thị trường đúng lúc dịch Covid-19 diễn ra, mặt bằng cổ phiếu rất thấp, lúc đó chứng khoán thế giới có cú sập do dịch bệnh và giao dịch sôi động trở lại ngay nên anh dự đoán Việt Nam có độ trễ nhưng sẽ diễn ra tương đồng vậy. Nhờ tất tay từ chân sóng và đầu tư anh Thắng đã đạt mức lợi nhuận lớn.

"Em là người may mắn, vào đúng sóng do có anh môi giới có kinh nghiệm tư vấn chứ thực chất chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư. Em nghĩ mình cần trau dồi, học hỏi kiến thức nhiều nữa mới có thể đứng vững và phát triển ở thị trường đầy khốc liệt này", Thắng chia sẻ.

Thực tế, hai năm qua rất nhiều cổ phiếu đã tăng 5-10 lần từ chân sóng, cao hơn mức tăng chung của VN-Index rất nhiều nên đa phần nhà đầu tư vào đúng sóng đều có những khoản lãi nhất định tuỳ vào sự nhạy bén và số tiền đầu tư. Hai năm qua, có một thế hệ tỷ phú VNĐ giàu lên rất nhanh từ chứng khoán, tài khoản tăng vài lần thậm chí chục lần rất nhiều.

Nói như một vị chuyên gia chứng khoán: "Thị trường tăng nóng người lãi từ chứng khoán tiền tỷ VNĐ đếm không xuể. Hai năm qua chứng khoán quá nhiều màu hồng rồi, rất nhiều nhà đầu tư ăn bằng lần, ăn trọn sóng, nhưng để tồn tại lâu trên thị trường vẫn cần kiến thức và kinh nghiệm bởi thị trường sẽ không màu hồng mãi".

Xây nhà, tặng xe cho bố mẹ

Thu được thành quả tốt trong 2 năm qua nhờ đầu tư chứng khoán nhiều nhà đầu tư đã rút tiền ra để xây nhà, biếu tặng bố mẹ những vật dụng giá trị như xe cộ, trang sức. Đó chính là mang tiền về cho mẹ, không mang ưu phiền về cho mẹ.

Anh Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư tại Phòng tư vấn đầu tư 17 tại Công ty Chứng khoán VPS cho biết, việc làm việc môi giới ở công ty có thị phần môi giới lớn nhất mang lại cho anh nhiều cơ hội nghề nghiệp phát triển nhân sự, mạng lưới cũng như nguồn thu nhập tốt. Việc đầu tư cũng khá thuận lợi kể từ bỏ việc lướt sóng hàng ngày và đầu tư dài hạn.

"Quan điểm ngay khi mình biết đến chứng khoán là luôn luôn hướng đến đầu tư dài hạn. Thế nhưng cũng không thể tránh khỏi những thời điểm để mình rẽ ngang sang con đường lướt sóng, và tất nhiên rủi ro cao và hầu như là mất hết. Cũng không phải một lần mà cũng nhiều lần bị rẽ ngang rẽ dọc như thế. Thậm chí uy tín cũng bị mất dần trong khoảng thời gian mình theo các cổ phiếu có tính chất lái. Đúng là không trải qua thì không thể biết được con đường nào là đúng đắn.

Khoảng thời gian 2 năm trở lại đây thì mình đi đúng mục tiêu từ đầu đã đề ra đó là đầu tư dài hạn một cách nghiêm túc. Cố gắng làm sao mình cũng như khách hàng mình đều thu hoạch tốt mang được tiền về cho mẹ", Khánh chia sẻ.

Làn sóng nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường mạnh mẽ, việc đầu tư thuận lợi đã tạo ra "lãi kép" cho Khánh. Mang tiền về cho mẹ, Khánh sau thời gian bàn bạc kỹ với bố mẹ, đã quyết định xây dựng ngôi nhà trên chính mảnh đất của gia đình với quy mô hơn 9 tỷ đồng (Mỹ Đình, Hà Nội) để bố mẹ vừa ở vừa để kinh doanh.

Mang tiền về cho mẹ, một thế hệ tỷ phú giàu lên từ chứng khoán tặng bố mẹ cả nhà, xe ô tô - Ảnh 3.

Ngôi nhà mà Khánh và bố mẹ bàn bạc và rất khó khăn để hoàn thành trong đại dịch

"Từ khi đi làm mình luôn mong muốn báo hiếu bố mẹ trước khi bố mẹ già. Khu nhà mình nhà nào nhà nấy đều xây nhà lầu rất to rồi nên mình có kế hoạch với bố mẹ xây nhà nhưng rất gian nan vất vả mãi đến thời điểm này mới xây xong được bởi vì dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến tiến độ xây dựng. Phải vượt rất nhiều gian nan và vất vả ngôi nhà mới hoàn thành xong", Khánh nhấn mạnh chỉ đầu tư mới đem lại kết quả bền vững, mang được tiền về. Bởi phong cách đầu tư rất quan trọng, nếu bản thân lướt sóng thì 5-10 năm nữa thói quen lướt sóng hàng ngày sẽ bị nhiễm vào máu. Còn nếu quyết định đầu tư nghiêm túc thì sẽ hình thành phong cách đầu tư lâu dài, kết quả cực kỳ tốt.

Trong khi đó anh Nguyễn Tiến Thanh, một nhà đầu tư cực kỳ thành công trong năm qua nhờ việc đi đúng sóng, đúng mã cổ phiếu cả đầu tư kết hợp đầu cơ theo tỷ lệ 50/50. Thị trường năm qua chứng kiến các sóng đầu cơ rất lớn "ăn bằng lần". Nên anh "trúng đậm" dù chỉ đầu tư một nửa tỷ trọng vào các hàng này. Việc kiếm tiền khá dễ dàng nên anh muốn rút một phần lãi để báo hiếu bố mẹ hai bên gia đình nội và ngoại. Anh đã quyết định mua 2 chiếc xe Hyundai trị giá gần 2 tỷ đồng tặng bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ. Điều này cũng được anh tự hào công bố trên trang cá nhân.

"Tôi chỉ mong bố mẹ luôn khoẻ mạnh, vui vầy bên con cháu mãi. Xe chỉ là phương tiện giúp bố mẹ che mưa, che nắng mỗi ngày cho bố mẹ bớt vất vả. Một món quá nhỏ thôi nhưng nó chứng minh nghề chứng khoán không hề như đánh bạc, nếu nhạy bén và nghiêm túc và may mắn sẽ luôn đem được tiền về cho bố mẹ", anh Thanh chia sẻ.

Mang tiền về cho mẹ, một thế hệ tỷ phú giàu lên từ chứng khoán tặng bố mẹ cả nhà, xe ô tô - Ảnh 4.

Rất nhiều nhà đầu tư đã mang tiền về cho mẹ. Ảnh: FiinGroup

Năm 2022, kênh đầu tư nào sẽ 'hút' tiền?

Năm 2022, kênh đầu tư nào sẽ 'hút' tiền?

Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2022, lãi suất duy trì ở mức thấp, thị trường vàng không quá biến động và kênh đầu tư “hút” dòng tiền nhiều nhất vẫn là bất động sản, chứng khoán.

Theo Nhịp sống kinh tế/CafeF

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.