‘Cầm đèn chạy trước ô tô’, nhà đầu tư lỗ ngay hơn 2 tỷ đồng

Mặc dù nhiều chuyên gia đã liên tục cảnh báo xu hướng đầu tư đi trước đón đầu theo tin đồn quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm vẫn bất chấp và phải nhận cái kết đắng.

Những năm gần đây, khi quỹ đất tại trung tâm Hà Nội gần như đã cạn kiệt, cùng đó giá đất ngày một tăng cao. Theo đó, nhiều nhà đầu tư đã có xu hướng dịch chuyển đến cùng ven và các tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, khiến giá đất cũng tăng đột biến.

Cùng sức nóng của nhu cầu đầu tư, nhiều người đã đổ hết vốn liếng để đầu tư đất đai, nhà cửa ở các khu vực ven đô, nhất là những nơi có thông tin quy hoạch hạ tầng, khu đô thị,...

Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không tìm hiểu kỹ thông tin dự án và đặt niềm tin quá lớn, dẫn đến việc nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề, thậm chí lỗ cả tỷ đồng.

Theo anh Quang Hưng - nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời điểm năm 2019 khi thị trường bất động sản tại Quảng Ninh mới nổi lên, mỗi ngày anh nhận hàng chục cuộc điện thoại từ môi giới bất động sản mời mua đất. Ban đầu, anh Hưng không có ý định đầu tư tại thị trường này mà muốn mua đất trong nội đô rồi xây nhà cho thuê sẽ bền vững, an toàn hơn.

Cùng thời điểm đó, sau khi có thông tin Quảng Ninh chuẩn bị thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn, anh Hưng bắt đầu mới chú ý tới thị trường này và sôi sục đi tìm mua đất.

‘Cầm đèn chạy trước ô tô’, nhà đầu tư lỗ ngay hơn 2 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ôm đất đóng sóng, nhiều nhà đầu tư lâm cảnh "tiến thoái lưỡng nan". ảnh minh họa

Nhớ lại ngày ấy, anh Hưng kể: “Tôi cũng đọc nhiều thông tin thấy rằng các đặc khu kinh tế trên thế giới được thành lập giá đất đều nóng sốt, tăng chóng mặt. Nên khi đó tôi nghĩ nếu đi trước đón đầu có thể sẽ hái ra tiền”.

Sau đó, anh Hưng đã bỏ ra 7 tỷ đồng để mua 3 lô đất, mỗi lô có diện tích 80m2, tổng là 240m2, tương hơn 29 triệu đồng/m2. Thời điểm mới xuống tiền, chỉ trong vài ngày những mảnh đất của anh Hưng tăng vọt từ 29 triệu đồng/m2 lên đến 35 triệu đồng/m2, thậm chí có mảnh còn được trả lên tới gần 40 triệu đồng/m2.

Khi đó nhẩm tính anh Hưng đã thấy lãi từ 1,5 - 2,1 tỷ đồng. Lúc đấy, anh Hưng vẫn đắc chí rằng đầu tư đất tại Vân Đồn là quyết định đúng đắn nên dù lãi anh vẫn quyết chờ thêm một thời gian nữa rồi bán ra.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, chỉ trong 2 tháng đầu tư, việc thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn được tạm dừng. Từ đó, giá đất liên tục “lao dốc” về giá trị thật. Thậm chí, bước qua đầu năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 giá đất lại tiếp tục giảm thêm.

“Từ lúc đạt đỉnh khoảng 35 triệu đồng/m2, giá đất tại Vân Đồn rớt thê thảm xuống còn còn hơn 22 - 23 triệu đồng/m2. Đến năm 2021, giá đất đã được đưa về khoảng 16 - 20 triệu đồng/m2. Giá đã chạm đáy khiến tôi băn khoăn giữ lại cũng không được mà bán cũng không xong”, anh Hưng chia sẻ.

Mặc dù lỗ nặng nhưng đến tháng 3/2021 lợi dụng cơn sốt đất cục bộ khiến thị trường bất động sản nóng lên. anh Hưng đã phải bán tất cả 3 lô đất, với giá 20 triệu đồng/m2, tổng 4,8 tỷ đồng, tức lỗ 2,2 tỷ đồng sau hơn 1 năm đầu tư.

“Tình hình lúc đó tôi cũng muốn biết nên làm thế nào, vì rõ ràng nếu cứ giữ cũng sẽ có lúc quay lại giá ban đầu nhưng không biết thời gian chờ bao lâu. Còn nếu bán đi thì tôi lỗ tới hơn 2 tỷ đồng. Giá như tôi bán ngay lúc đầu có lãi thì không đến mức lỗ thê thảm như này”, anh Hưng nói.

Thực tế, trên thị trường bất động sản không thiếu những trường hợp phải cắt lỗ nặng khi chạy theo xu hướng đón đầu quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư F0 vẫn còn là “tín đồ” của xu hướng này, trong khi vẫn còn non kinh nghiệm.

Đầu tư đất nền năm 2022: Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh coi chừng phải bán cắt lỗ

Đầu tư đất nền năm 2022: Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh coi chừng phải bán cắt lỗ

“Giá bất động sản thời điểm này đang ‘đỉnh’ và bất ổn, khách hàng đang rất ‘khát’ đầu tư nên bất chấp giá nào cũng mua, trong khi chưa tìm hiểu kỹ nội tại khu vực thị trường đó có tiềm năng thực sự hay không”

Theo Trí thức trẻ

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.