Thịt lợn từ chuồng ra chợ, dân buôn một ngày 'ăn' ngay 3,5 triệu/con

Người chăn nuôi mất 4-5 tháng mới nuôi được con lợn nặng 1 tạ, nếu bán giá 73.000 đồng/kg, họ lãi khoảng 1,5 triệu đồng/con. Nhưng thương lái mua lợn về giết mổ rồi đưa ra bán lẻ chỉ 1 ngày đã lãi ngay 3,5 triệu đồng/con.

Những ngày gần đây, thịt lợn đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Bởi, mặt hàng này đã neo giá cao trong một thời gian dài. Thậm chí, khi 15 doanh nghiệp chăn nuôi đồng loạt hạ giá lợn hơi về mốc 70.000 đồng/kg thì thịt lợn tại chợ, siêu thị vẫn cố thủ ở mức cao, người tiêu dùng ngán ngẩm vì chưa biết đến bao giờ giá mới về mức hợp lý.

Vậy, ai là người được hưởng lợi khi thịt lợn có giá cao ngất ngưởng như hiện nay?

Chia sẻ với PV.VietNamNet, chủ một trang trại nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở Hưng Yên tên Nguyễn Văn Tuấn nói, vài năm trở lại đây người chăn nuôi lợn luôn sống trong lo âu, bởi hết giá giảm chạm đáy lại đến dịch bệnh hoành hành, tái đàn mà như đánh bạc.

Theo anh, nuôi một con lợn đến lúc xuất chuồng mất 4,5-5 tháng. Chưa tính đến dịch bệnh lợn chết, chỉ tính đến khi được xuất bán mà giá lại giảm thì lúc đó may mắn mới có thể hòa vốn, thậm chí thua lỗ. Còn khi giá tăng thì người nuôi cũng là người được hưởng lợi ích nhất trong chuỗi cung ứng từ chuồng trại ra đến chợ.

Thịt lợn từ chuồng ra chợ, dân buôn một ngày 'ăn' ngay 3,5 triệu/con
Sau khi thu mua lợn tại chuồng về giết mổ, mỗi con lợn trọng lượng 1 tạ dân buôn lãi 720.000 đồng

Nuôi một con lợn đạt trọng lượng 1 tạ để xuất chuồng mất khoảng 4,5 tháng. Chi phí chăn nuôi khi có dịch tả lợn châu Phi hiện rất cao. Một con lợn giống giá khoảng 3 triệu, rồi chi thêm tiền cám, tiền vắc-xin, tiền thuốc khử trùng chuồng trại, tiền điện, nước, công sức, tỷ lệ hao hụt, khi bán phải chịu thêm tiền kiểm dịch. Nếu bán với giá 73.000 đồng/kg lợn hơi xuất chuồng thì người chăn nuôi lãi được 1,5 triệu đồng, anh Tuấn cho hay.

Mới đây, trong báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) nêu rõ, Cục đã liên hệ một số doanh nghiệp giết mổ và doanh nghiệp bán lẻ thịt lợn để nắm bắt nhanh tình hình mua - bán và lợi nhuận kinh doanh thịt lợn từ khâu thu mua, giết mổ và bán lẻ đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, con đường lợn thịt từ chuồng trại đến chợ, siêu thị chia làm hai khâu.

Cụ thể, khâu thứ nhất là thu mua, giết mổ và bán buôn (tính cho 1 con lợn 100kg hơi, giá 73.000 đồng/kg). Dân buôn mua tại cửa chuồng hết 7,3 triệu đồng/con; tiền vận chuyển, giết mổ và kiểm dịch hết 230.000 đồng/con. Tổng chi phí hết 7,53 triêụđồng/con.

Thịt lợn từ chuồng ra chợ, dân buôn một ngày 'ăn' ngay 3,5 triệu/con
Bảng giá và trọng lượng các loại thịt pha lóc (nguồn: Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản)

Giết mổ xong, khối lượng thịt móc hàm thu được là 75kg. Giá bán buôn lợn móc hàm cho người bán lẻ là 110.000 đồng/kg, tính ra thu được 8,25 triệu đồng/con. Trừ đi khoản chi phí 7,53 triệu đồng, khâu này dân buôn và giết mổ lãi 720.000 đồng (tương đương tăng 10% so với tiền mua lợn).

Khâu thứ hai chính là mua móc hàm pha lóc ra bán lẻ. Ở khâu này, 1 con lợn móc hàm 75kg, tiểu thương mua về sẽ pha lóc thành các loại thịt như: thủ lợn 5,5kg, giá bán 60.000 đồng/kg; chân giò 7,5kg giá 135.000 đồng/kg; mông sấn 17kg giá 160.000 đồng/kg; vai sấn 14kg giá 170.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 9,5kg giá 185.000 đồng/kg; sườn cả sống 6kg giá 120.000 đồng/kg; thăn sấn 5,5kg giá 140.000 đồng/kg; sản phẩm khác (xương cục, thịt vụn,...) 9kg giá 75.000 đồng/kg; lòng bộ 10kg giá 60.000 đồng/kg; hao hụt 1kg.

Với mức giá trên, sau khi bán hết con lợn móc hàm 75kg, dân bán lẻ thu về gần 11 triệu đồng. Trừ đi giá gốc 8,25 triệu đồng thì ở khâu này dân buôn thu gần 2,75 triệu đồng (tương đương tăng 33,3% so với tiền mua móc hàm và tăng 37,6% so với mua cửa chuồng). Chi phí cho khâu này khá thấp với sạp chợ, nhân lực theo kiểu lấy công làm lãi, các chi phí khác như bảo quản và hao hụt không đáng kể.

Thịt lợn từ chuồng ra chợ, dân buôn một ngày 'ăn' ngay 3,5 triệu/con
Mua 1 con lợn móc hàm 75kg về pha lóc ra bán lẻ, dân buôn lãi khoảng 2,75 triệu đồng

Trước đó, tại cuộc họp với 15 doanh nghiệp ngành chăn nuôi ở Bộ NN-PTNT, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, mức chênh lệnh giá từ trại nuôi ra thị trường là vì mất rất nhiều chi phí, chiếm gần 40% giá thành thịt.

Đơn cử, chi phí vận chuyển trung bình 1.500 đồng/kg tùy vào khoảng cách, chi phí bốc lợn lên xe 1.000 đồng/kg, chi phí hao hụt trung bình 4.000 đồng/kg... Đây chính là nguyên nhân khiến giá thịt lợn ngoài thị trường thời gian qua neo cao. 

Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng lý do khiến giá thịt lợn đắt đỏ nằm ở khâu trung gian. Khâu trung gian và bán lẻ đang ăn lãi quá nhiều. Trên thực tế, từ 1/4, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở nước ta đã đồng loạt giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, song giá thịt lợn tại chợ và siêu thị không hề có sự điều chỉ giảm theo, vẫn cố thủ ở mức cao.

C.Giang

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?