Thay vì "tố" nhau, doanh nghiệp bán lẻ cần có cái nhìn bình tĩnh hơn

Thời gian qua câu chuyện mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp bán lẻ như Metro, Big C đang dấy lên mối lo hàng ngoại tràn vào, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Tại tọa đàm "Nâng cao sức cạnh tranh thị trường bán lẻ Việt Nam", ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng đây là mối lo chính đáng, nhưng phải nhìn nhận dưới góc độ khoa học và hội nhập.

“Quan điểm nhất quán là mở cửa để hội nhập. Chúng ta vừa ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do với mục tiêu hội nhập sâu rộng với thế giới. Hàng hóa Việt Nam sang được nhiều nước thì hàng hóa của các nước bạn cũng sang Việt Nam. Vì vậy, mua bán, sáp nhập là chuyện bình thường”, ông Quyền nói.

Thay vì

Dự báo đến năm 2020, thị phần bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 40% tổng mức bán lẻ. Ảnh minh họa

Ông Quyền cũng cho rằng, thực tế nhìn kỹ các vụ sáp nhập đình đám như Metro, Big C – đây là doanh nghiệp nước ngoài được mua lại bởi doanh nghiệp nước ngoài khác; Aeon (Nhật) mua DN trong nước như Fivimart, Citimart nhưng dưới 49%; Saigon Co.op muốn kết hợp với nước ngoài nhưng vốn trên 69%...

“Chúng ta mở cửa, phát triển trong nước như thế nào để vẫn bảo đảm nhu cầu hội nhập là câu chuyện của cả nước, không phải riêng doanh nghiệp Việt”, ông Quyền nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, khi BigC về tay người Thái, đã tăng mức chiết khấu cao, như một cách để “hất cẳng” hàng Việt ra khỏi kệ hàng.

Bình luận về việc này, ông Quyền cho biết, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã ngồi với BigC để đưa ra chương trình hành động hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Theo ông, chuyện chiết khấu, giá cả là câu chuyện thị trường, quyền lực trên thị trường do mua bán, điều chỉnh với nhau. Anh có sức mạnh thì vào kênh khác, đây là sự lựa chọn, không ai bắt ép ai cả. Nếu quy mô chuỗi lớn, sản phẩm có uy tín thì mức chiết khấu chắc chắn sẽ thấp.

Hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi rất nhiều thủ tục như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao gói, nhãn hiệu… doanh nghiệp nhỏ Việt Nam vốn không quen với việc này. Họ làm ra sản phẩm và muốn vác ra chợ bán luôn chính vì thế họ thấy khó vào siêu thị.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ cũng bày tỏ: “Nhiều ý kiến cho rằng các nhà bán lẻ gây khó khăn cho nhà cung ứng, hàng Việt có trên kệ hàng hay không và nói trách nhiệm của nhà bán lẻ. Chúng ta phải có cái nhìn bình tĩnh hơn. Không phải chúng tôi là Hiệp hội bán lẻ nên bênh vực cho các nhà bán lẻ nhưng dù các nhà bán lẻ cố gắng đến đâu thì quan trọng các nhà cung ứng phải đảm bảo hàng hóa có sức cạnh tranh. Hàng việt có chỗ đứng hay không phụ thuộc vào chất lượng, khả năng cung ứng, thời gian cung ứng chứ không phải trách móc nhau cũng không đi đến đâu cả”.

Dưới góc độ doanh nghiệp bán lẻ, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cũng cho rằng, chúng ta không thể đóng cửa, nhưng mở cửa phải có hàng rào kỹ thuật. Đó là việc mà các nước như Ấn Độ hay Malaysia đều làm.

Chẳng hạn với Ấn Độ, doanh nghiệp nước ngoài muốn vào bán lẻ phải liên doanh với doanh nghiệp nội địa; tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp ngoại không vượt quá 51%, trong đó tổng doanh thu bán hàng phải bảo đảm có 30% là sản phẩm của doanh nghiệp nội địa nhỏ và vừa. Còn với Malaysia, tỷ lệ liên doanh của nhà bán lẻ nước ngoài là 70%, nhưng có rất nhiều ràng buộc.

“Chúng ta phải cân đối cả hàng hóa ngoại và thúc đẩy tiêu thụ nội địa để tạo động lực phát triển, giữ vững được sự ổn định thị trường. Bởi nhà bán lẻ nội địa là nơi tiêu thụ hàng hóa nội địa tốt nhất. Đây cũng là việc các nước đều làm”, ông Nhân nhấn mạnh.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan cũng cho rằng, thị trường bán lẻ đang chứng kiến sự xuất hiện của bán lẻ nước ngoài hùng mạnh. Các nhà bán lẻ Việt Nam phải đối mặt với đối thủ nặng ký trong khi mình nhỏ bé, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đấy là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực vô cùng.

Đồng tình việc cần có rào cản kỹ thuật, bà Loan cho biết, chúng ra đã có rào cản kỹ thuật như việc kiểm tra yêu cầu kinh tế và danh mục nhà bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, sự thật là nhiều lúc, nhiều nơi chưa ý thức rõ nên rào cản, hàng rào kỹ thuật đưa ra bị vô hiệu.

"TPP dù đã ký nhưng phải được phê chuẩn và có hiệu lực. Sau khi có hiệu lực thì chúng ta cũng còn thời hạn nhất định mới dỡ bỏ rào cản này. Vì thế, trong cuộc đua cam go này các địa phương cần ý thức để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp nội địa”, bà Loan nói.

Theo báo cáo, cả nước hiện có khoảng 8.660 chợ, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại và hơn một triệu cửa hàng quy mô nhỏ của hộ gia đình. Trong đó, kênh bán lẻ hiện đại mới đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, 75% còn lại vẫn phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2020, thị phần bán lẻ hiện đại sẽ chiếm 40% tổng mức bán lẻ.

Diệu Thùy

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.