Thanh tra Hà Nội công khai hàng loạt sai phạm của Coma 6 tại dự án Dream Town

Xây dựng dự án khi chưa được phép, năng lực chủ đầu tư không đủ nhưng vẫn được làm dự án... là một trong số loạt sai phạm mà Coma 6 đã vi phạm tại dự án Dream Town, trong đó liên quan đến trách nhiệm một số lãnh đạo địa phương, sở ngành.

Hàng loạt sai phạm tại dự án tổ hợp dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở - dự án Dream Town - thuộc phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa được Thanh tra TP Hà Nội công khai.

Theo đó, từ đất sản xuất cơ khí, năm 2008 - 2009, Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ (Coma6) đã được thành phố cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chấp thuận lập dự án trên diện tích ô đất 37.238m2.

Đến nay, Công ty đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và 3 tòa chung cư CT1, CT2, CT3, khu Nhà vườn, biệt thự, nhà trẻ, nhà bảo vệ đã đưa vào sử dụng, còn khu VP1 và VP2 chưa xây dựng.

Chủ đầu tư Coma 6 không đủ năng lực tài chính nhưng vẫn được thực hiện dự án....

Coma 6 không đủ năng lực tài chính

Kết luận thanh tra chỉ ra việc chủ đầu tư không đủ năng lực khi theo báo cáo tài chính năm 2008 (chưa được kiểm toán), nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 đến 31/12/2008 là hơn 24 tỷ đồng, không đảm bảo 20% tổng mức đầu tư của dự án (tổng mức đầu tư là 282 tỷ đồng).

Mặc dù đã được Sở Tài chính yêu cầu tiến hành các thủ tục để được bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu theo đúng quy định hiện hành (tại Văn bản số 4406 ngày 28/9/2009) nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) không yêu cầu công ty này bổ sung vốn điều lệ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu mà vẫn có văn bản số 1148 ngày 26/11/2009 báo cáo UBND thành phố đề nghị cho phép Công ty Coma 6 nghiên cứu lập và thực hiện dự án.

Việc này đã vi phạm quy định tại khoản 3, điều 6 Quyết định số 22/2007 ngày 9/2/2007 của UBND Thành phố. Trong đó, thành phố quy định “Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan xem xét trình UBND Thành phố chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập và triển khai dự án đầu tư”.

Việc này cũng vi phạm quy định tại điểm a, khoản 3, điều 22Qquyết định số 15/2007 ngày 23/1/2007 của UBND Thành phố. Trong đó, Thành phố quy định “Nội dung thẩm tra; Năng lực tài chính của nhà đầu tư; Nguồn vốn chủ sở hữu (không nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án do nhà đầu tư đề xuất); Khả năng huy động vốn của nhà đầu tư để thực hiện theo tiến độ của dự án”.

Ngoài ra, khi lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2010, tổng mức đầu tư của dự án là 1.186,45 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 là 13,6 tỷ đồng, chỉ bằng 1,1% tổng mức đầu tư là không đủ năng lực tài chính theo quy định của Chính phủ.

Nghị định 90 về hướng dẫn luật Nhà ở của Chính phủ quy định: “Điều kiện của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên”.

Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở KH&ĐT, vẫn ký văn bản báo cáo UBND Thành phố chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án là chưa thực hiện đúng quy định tại Nghị định 90 và Nghị định 108 của Chính phủ về nội dung thẩm tra khi xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Do đó, Thanh tra TP Hà Nội nêu rõ, trách nhiệm thuộc phòng đô thị thời điểm năm 2009, 2010 (nay là phòng quản lý ngoài ngân sách), ông Nguyễn Văn Tứ - Phó giám đốc Sở KH&ĐT năm 2010 và ông Nguyễn Văn Sửu - Giám đốc Sở KH&ĐT năm 2009-2010 đã ký văn bản theo đề xuất của phòng ban chuyên môn mà thiếu sự kiểm tra, xem xét.

Xây dựng dự án khi chưa được phép

Theo kết luận thanh tra, Công ty Coma 6 đã triển khai đầu tư xây dựng dự án từ ngày 20/12/2010 khi chưa có Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được phê duyệt ngày 26/7/2011.

Dự án Dream Town được xây dựng khi chưa có Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Thời điểm chủ đầu tư gửi thông báo khởi công và triển khai thi công xây dựng công trình thì Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu đô thị GS đều chưa được phê duyệt.

Do năng lực, trình độ quản lý của Đội trật tự xây dựng xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm trước đây còn hạn chế nên đã không cập nhật được dự án để phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Trong khi đó, thời gian thực hiện dự án đã được UBND Thành phố chấp thuận từ quý 1/2010 đến quý 1/2013.

Theo kết luận thanh tra, việc để cho công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ tổ chức thi công xây dựng đã xảy ra trước thời điểm thành lập quận Nam Từ Liêm (1/4/2014) theo Nghị quyết số 132 ngày 27/12/2013. UBND huyện Từ Liêm, Đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, UBND xã Tây Mỗ đã buông lỏng quản lý, để chủ đầu tư khởi công xây dựng khi chưa được phép mà không kiểm tra, kiến nghị xử lý là chưa thực hiện đúng chỉ đạo củaUBND Thành phố tại Giấy chứng nhận đầu tư.

Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, Đội trưởng đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, Chủ tịch UBND xã Tây Mỗ thời điểm năm 2010-2014.

Bên cạnh đó, việc Công ty Coma 6 ký hợp đồng chuyển nhượng dự án số 98/COMA6-THC/HĐKT với Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà THC để chuyển nhượng một phần dự án (phần công trình tòa nhà văn phòng, dịch vụ, thương mại VP1) khi chưa được UBND Thành phố có văn bản đồng ý cho chuyển nhượng là chưa thực hiện đúng quy định của luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014. Trách nhiệm này thuộc Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ.

Ngày 8/7/2019, Công ty Coma 6 đã có Biên bản thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng dự án số 226/2019/Coma6-THC/BBTL, trong đó thống nhất không tiếp tục thực hiện và thanh lý toàn bộ các nội dung Hợp đồng chuyển nhượng dự án số 98/Coma6-THC/HĐKT ngày 9/8/2018.

Dự án chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng

Cũng theo kết luận thanh tra, Công ty Coma 6 đã đưa công trình xây dựng chung cư tại Dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc này vi phạm quy định tại Nghị định số 139/2017 của Chính phủ. Trách nhiệm thuộc chủ đầu tư.

Đối với việc nộp tiền sử dụng đất, theo quyế định của thành phố, số tiền sử dụng đất Công ty Coma 6 phải nộp là hơn 139 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra, công ty này đã nộp số tiền trên nhưng chưa nộp tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 31 tỷ đồng. Cục thuế đã có Quyết định về cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với công ty.

Về việc huy động vốn, bán căn hộ, Thanh tra TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2013 đến năm 2018, Công ty Coma 6 đã bàn giao 699 căn hộ chung cư, 41 căn nhà vườn và 8 căn biệt thự cho khách hàng, với tổng doanh thu là hơn 1.287 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, Công ty Coma 6 không kê khai đủ số doanh thu nêu trên là không thực hiện đúng quy định các các Thông tư của Bộ Tài Chính quy định về thời điểm xác định doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Số doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai còn thiếu là hơn 57,2 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc chủ đầu tư.

Trước những sai phạm này, một trong những kiến nghị mà Thanh tra TP Hà Nội đưa ra, đó là TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư khắc phục các sai phạm và nộp số tiền hơn 31 tỷ tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất vào Ngân sách nhà nước.

Đồng thời, kiến nghị TP Hà Nội chỉ đạo Sở KH&ĐT giai đoạn 2009-2010 kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra tồn tại; chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm, UBND phường Tây Mỗ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân giai đoạn 2010-2014 để xảy ra sai phạm đã nêu tại kết luận thanh tra.

Minh Thư

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.