Tăng kịch khung thuế BVMT vào giá xăng: Bộ Tài chính chưa quyết định gì cả!

Trước nhiều ý kiến phản đối về việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 8.000 đồng mỗi lít, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) - ông Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, Bộ Tài chính chưa có quyết định chính thức nào cả!

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet vào chiều hôm qua (9/2) về việc đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường lên tối đa 8000 đồng mỗi lít xăng đang gặp nhiều phản ứng của các chuyên gia cũng như bộ, ngành, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đây là dự thảo của Bộ Tài chính mới đưa ra một số nội dung nhằm lấy ý kiến và dựa trên các ý kiến để sửa đổi. 

“Hiện nay quy trình xây dựng luật đã khác, nên việc xây dựng dự thảo đưa ra các đề xuất để lấy ý kiến góp ý. ​Những đề xuất tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường là những gợi mở ban đầu chứ chưa có ý kiến hay quyết định chính thức nào của Bộ Tài chính cả. Khi nào Bộ Tài chính chính thức đưa ra chương trình và quyết định nội dung cụ thể, trong đó có tổng kết và đánh giá tác động về vấn đề này để gửi cho tất cả các bộ, ngành thì lúc này Bộ Tài chính mới có quan điểm cụ thể và rõ ràng được”, ông Nguyễn Quốc Hưng khẳng định.

Tăng kịch khung thuế BVMT vào giá xăng: Bộ Tài chính chưa quyết định gì cả! - ảnh 1

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính đề xuấttăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 8.000 đồng mỗi lít đang có nhiều ý kiến phản đối.

Đánh giá về việc đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 8.000 đồng mỗi lít theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế VCCI) cho rằng, quyết định trình phương án tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu lên kịch khung là 8.000 đồng/lít có thể sẽ là bước đi kém tiến bộ nhất của Bộ Tài chính vì quyết định này sẽ đánh mất “cơ hội vàng” để cải cách hệ thống tài chính quốc gia.

“Bởi lẽ các nguồn thu từ tài nguyên, thu từ thuế nhập khẩu hay thuế hạn chế tiêu dùng luôn được xem là những nguồn thu kém bền vững hơn so với thu thuế từ thu nhập hay thuế tài sản. Việc mở ra một lối thoát hiểm bằng cách nâng khung thuế đối với xăng, dầu chỉ làm chúng ta tiếp tục thói quen chạy trốn thay vì đương đầu với thử thách”, ông Đức phân tích.

Theo dự thảo mà Bộ Tài chính đưa ra, mục tiêu của việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên xăng là nhằm hạn chế tác động môi trường thông qua việc hạn chế tiêu thụ xăng dầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng thuế không mang lại hiệu quả đáng kể đối với việc hạn chế tác động về môi trường.

Chia sẻ với PV Báo điện tử Infonet về góc độ này, chuyên gia kinh tế, TS. Lưu Bích Hồ khẳng định rằng, hiện nay việc dùng thuế bảo vệ môi trường vào mặt hàng xăng vẫn chưa tương xứng. Việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường lên xăng hiện còn chưa hiệu quả thì việc tăng lên gấp đôi như dự thảo Bộ Tài chính đưa ra với mục đích hạn chế sử dụng xăng dầu và hạn chế tác động về môi trường là không hợp lý lắm.

Đồng tình với ý kiến này, mới đây, trong văn bản góp ý với Bộ Tài chính về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề xuất tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên 8.000 đồng một lít, Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nếu mục tiêu chính sách là hạn chế tác động môi trường thông qua việc hạn chế tiêu thụ xăng dầu, thì việc tăng thuế không mang lại hiệu quả đáng kể.

Hơn nữa, nếu nói răng việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng để tăng nguồn thu cho ngân sách sẽ là giải pháp “lợi bất cập hại”, vì nếu mục tiêu chính sách là hạn chế tác động môi trường thông qua việc hạn chế tiêu thụ xăng dầu, thì việc tăng thuế không mang lại hiệu quả đáng kể, ngược lại còn khó đảm bảo bù hụt thu ngân sách, và đặc biệt sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài.

Nói về những tác động của việc tăng thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu, văn bản góp ý của VCCI cũng chỉ ra cụ thể những ngành chịu tác động đầu tiên từ chính sách này. Đó là các ngành sản xuất trong nước như vận tải, thủy sản, nông nghiệp... sẽ chịu tác động đầu tiên.

“Đối với ngành vận tải, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 25-35% đối với xe chạy xăng, 35-45% đối với xe chạy dầu. Tương tự ngành thủy hải sản tỷ trọng này là 33-59% cơ cấu giá thành. Trong nông nghiệp chi phí vận chuyển hàng hóa cũng thường chiếm từ 35-40% cơ cấu giá thành… Nếu chi phí xăng dầu tăng có thể làm giảm động lực chuyển đổi cơ giới hóa của nông dân”, văn bản của VCCI nêu. 

Trước phản ứng của các chuyên gia, các bộ, ngành về đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường mới đưa ra trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế BVMT, mới đây, trao đổi với phóng viên báo chí, ông Vũ Khắc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, đây là động thái chủ động để ứng phó với việc thuế nhập khẩu xăng, dầu giảm mạnh trong giai đoạn tới. Đồng thời, chính sách này cũng vừa giúp đảm bảo tính ổn định của chính sách thuế, vừa hạn chế việc buôn lậu mặt hàng này qua biên giới.

Theo phân tích của ông Liêm, hiện nay, giá bán lẻ xăng, dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, châu Á nói chung, chính vì vậy, việc dùng thuế nội địa bù đắp thuế nhập khẩu cũng giúp giá xăng duy trì sự ổn định, phù hợp với mức giá của các nước xung quanh nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu xăng, dầu.

Cũng theo ông Liêm thì đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường lên xăng là để có thể chủ động cho việc điều chỉnh giai đoạn sau chứ không phải tăng mức thuế suất cụ thể. Do đó, đề xuất này không gây ảnh hưởng gì tới mức thuế cũng như giá cả hiện tại.

Hải Yến

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.