Chưa hết sốc nặng vì "ngày thứ 2 đen tối", NĐT bất ngờ trước nhận định lạ của CTCK

Có lẽ bị sốc nặng vì “Ngày thứ Hai đen tối” (9/5) nên chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) đã có những nhận định thị trường gây sốc

{keywords}
 

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trên diện rộng. VN-Index giảm mạnh nhất từ phiên ngày 26/4/2022, mất 59,64 điểm (4,9%) về còn 1.269,62 điểm, thanh khoản có cải thiện nhẹ lên 17 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Số mã giảm trên HoSE lên đến 445 mã, trong đó có đến 227 mã sàn.

Đáng chú ý, sau khi kết thúc phiên giao dịch, Công ty Chứng khoán BSC đăng tải nhận định thị trường, nhưng khác với mọi ngày, lần này phần nhận định của BSC có những từ ngữ hiếm gặp trong bất kỳ một báo cáo thị trường nào:

“Vừa mở cửa phiên đầu tuần, VN-Index đã gieo mình từ độ cao 1.330 điểm. Sau khi rơi tự do hơn 30 điểm, những cánh tay của bên mua vươn ra nắm lấy chỉ số. Tuy nhiên, lực bán dường như khiến chỉ số trở nên quá nặng, bên mua tuột tay, lực bất tòng tâm nhìn VN-Index tiếp tục rơi xuống vùng hỗ trợ tiếp theo quanh ngưỡng 1.280 điểm, rồi lại tiếp tục rơi xuống vùng 1.265 trước khi ngoi lên đóng cửa tại vùng 1.270.

Vậy là sau một ngày rơi hết 9 tầng mây, VN-Index đóng cửa giảm gần 60 điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 19/19 ngành giảm điểm, 13/30 mã trong nhóm VN30 giảm sàn, 17 mã còn lại…giảm sâu. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này là điểm sáng le lói khi mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Tâm lý thị trường hiện tại vẫn đang tiêu cực với cây nến đỏ thân dài; có thể trong những phiên tới, thị trường sẽ giảm tiếp xuống vùng 1.250.”

{keywords}
Nhận định thị trường trong bản tin chứng khoán ngày 9/5 của BSC. Ảnh chụp màn hình.

Điểm nhấn của thị trường trong phiên này là toàn bộ rổ VN30 mất điểm, chỉ số VN30 giảm 4,31% với 13 mã giảm kịch sàn. Một số mã có mức giảm nhẹ dưới 1% khi đóng cửa là VHM, VIC và VNM. Mức giảm trên nhóm vốn hóa trung bình thấp mạnh hơn, tương ứng 5,45% và 5,92% trên chỉ số VNMidcap và chỉ số VNSmallcap. Lực bán cũng lớn hơn đáng kể ở 2 sàn còn lại là HNX và UpCom.

Các nhóm ngành giảm mạnh hơn thị trường chung bao gồm hàng tiêu dùng không thiết yếu, năng lượng, tài chính, công nghệ thông tin, nguyên vật liệu, tiện ích… Trong khi đó các nhóm ngành nỗ lực trụ vững gồm có bất động sản và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Tận dụng vùng giá thấp, khối ngoại quay lại mua ròng 574 tỷ đồng trên HoSE. Dẫn đầu nhóm mua ròng là các mã VHM (94 tỷ đồng), HPG (63,8 tỷ đồng), GMD (60,2 tỷ đồng), VRE (50 tỷ đồng), DGC (49 tỷ đồng), SSI (32 tỷ đồng). Phía bán ròng, cao nhất ở NVL cũng chỉ 38,5 tỷ đồng.

Nhận định về phiên tiếp theo (10/5) và những phiên tiếp theo, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng VN-Index đang trong quá trình tạo đáy số 2 sau khi hình thành đáy số 1 kể từ phiên giao dịch ngày 26/4/2022. Với quán tính điều chỉnh hiện tại, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.260 – 1.250 điểm trong các phiên tới.

Với phiên giảm mạnh đầu tuần, định giá P/E của VN-Index và VN30 tiếp tục được chiết khấu về 14 lần và 13,5 lần. Đây là mức định giá thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất, đặc biệt với nhóm cổ phiếu lớn thuộc VN30. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy được lực cầu từ các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị dài hạn.

Tuy nhiên, theo góc nhìn về mặt kỹ thuật của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), diễn biến này lại có phần không ủng hộ cho khả năng hồi phục của VN-Index khi chỉ số này đã bước vào sóng điều chỉnh a với mục tiêu theo lý thuyết quanh ngưỡng 1.200 điểm và đà giảm có thể tiếp tục trong phiên 10/05. Theo đó, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nếu lực cầu bắt đáy trong vùng hỗ trợ 1.225-1.250 điểm (đáy tháng 7/2021) là đủ tốt.

Đối với những nhà đầu tư dài hạn, nếu thị trường điều chỉnh sẽ là cơ hội để nâng cao tỷ trọng trong danh mục các cổ phiếu có cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Đối với những nhà đầu tư ngắn hạn hơn có thể tham khảo danh mục cổ phiếu theo dõi của chúng tôi trong bản tin này.

Hiền Anh

“Cơn gió ngược” của thị trường chứng khoán

“Cơn gió ngược” của thị trường chứng khoán

Trong dài hạn, tác động chính sách sẽ dần đưa thị trường vốn đi vào khuôn khổ, sự hồi phục kinh tế và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp là nền tảng cơ bản cho chứng khoán “thuận gió”.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.