Phía sau 3 nhân sự ngồi 'ghế nóng' HĐQT ngân hàng

Mùa ĐHCĐ 2021 kết thúc, ngoại trừ việc thay CEO hay vị trí cấp cao tại nhiều ngân hàng lớn theo lộ trình công khai trước đó, tại một số ngân hàng nhỏ cũng bất ngờ diễn ra việc thay “ghế nóng” Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT. 

VietBank, KienlongBank: chân dung “người được chọn”

Phía sau sự thay đổi nhân sự vào phút chót này ẩn chứa điều gì, dư luận hiện rất quan tâm (?!)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank - VBB) hiện là một trong những NHTM có quy mô nhỏ trong hệ thống với vốn điều lệ gần 4.200 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 94.000 tỷ đồng. Trước ĐHCĐ hơn 1 tháng, VietBank rầm rộ phát đi thông tin: nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu đảm nhận "ghế nóng" chủ tịch HĐQT VietBank. Tuy nhiên, chiếc ghế chưa kịp ấm chỗ, tại ĐHCĐ tháng 4/2021, ông Dương Nhất Nguyên (sinh năm 1983) chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Phía sau 3 nhân sự ngồi ghế nóng HĐQT ngân hàng - Ảnh 2.

Ngày 26/5 tới đây, bà Trần Thị Thu Hằng (SN 1985) trở thành chủ tịch HĐQT Kienlongbank

Ông Nguyên thực chất không phải là gương mặt xa lạ bởi đã vào Ban Điều hành VietBank từ tháng 1/2013 với vị trí Phó Tổng giám đốc. Từ năm 2013 đến nay, kinh qua nhiều chức vụ lớn khác tại VietBank như: Phó Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2016 - 2020. 

Nhưng quan trọng hơn, ông Nguyên chính là con trai của nguyên Chủ tịch HĐQT VietBank Dương Ngọc Hòa và bà Trần Thị Lâm - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm. Việc ông Nguyên đảm nhiệm ngồi ghế chủ tịch VietBank cho thấy chiến lược phân vai “cát cứ” các mảng, lĩnh vực kinh doanh của gia đình. 

Thiếu gia nhà họ Dương này cũng nổi tiếng với câu nói: “Khi đối diện với khó khăn, cách tốt nhất là bình tĩnh, mạnh dạn tìm giải pháp để vượt qua...”.

Phía sau 3 nhân sự ngồi ghế nóng HĐQT ngân hàng - Ảnh 2.

Ngày 26/5 tới đây, bà Trần Thị Thu Hằng (SN 1985) trở thành chủ tịch HĐQT Kienlongbank

Nhưng tin khiến giới nhà băng sửng sốt hơn cả tuần qua, đó là việc Kienlongbank bất ngờ công bố ngày 26/5 tới đây sẽ có nữ chủ tịch HĐQT mới. Gương mặt mới trình làng này là Trần Thị Thu Hằng, hiện đang là Tổng giám đốc Sunshine Group - Một tập đoàn BĐS phát triển nhanh như thần tốc kể từ 2016 đến nay. Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985, bắt đầu tham gia HĐQT Kienlongbank từ tháng 1/2021 trong vai trò thành viên và chính thức làm chủ tịch ngân hàng vào ngày 26/5 tới. (Trước đó, theo vai thứ, người ta vẫn nghĩ ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch HĐQT Sunshine Group vừa đề cử vào danh sách bầu cử bổ sung thành viên HĐQT Kienlongbank chính là sự chuẩn bị cho ghế nóng chủ tịch nhà băng này). Tính đến tháng 1/2021, Thu Hằng đang nắm giữ hơn 15,3 triệu cổ phiếu KLB, chiếm 4,75% vốn điều lệ ngân hàng. Với thâm niên 10 năm kinh qua các ngân hàng như MSB, LienVietPostBank, thông tin về cô hiện được giới nhà băng nắm khá chắc.

Lienvietpostbank: “bầu Thụy” gương mặt mới

Phía sau 3 nhân sự ngồi ghế nóng HĐQT ngân hàng - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đức Thụy (SN 1976) vừa trở thành Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

 

Trước ĐHCĐ chừng 1 tháng, thông tin bầu Thụy sẽ vào LienVietPostBank đã rộ lên trên TTCK. Tại nhiều diễn đàn, các tay lái sau khi gom hàng đã “ nhả” tin, deal đầu tư này đã được hai đại gia nhà họ Dương và Nguyễn bắt tay từ lâu và “bầu Thụy” vừa gom thêm một “mớ” cổ phiếu trên thị trường trước đó. Giá cổ phiếu LPB lập tức tăng trần từ 15-16 ngàn đồng lên tới cao nhất 21.500 đồng/cp. “Bầu Thụy vốn là tay to trên thị trường bất động sản và đã dẫn dắt thành công cổ phiếu ThaiHoldings từ 15-16 ngàn/cp từ lúc lên sàn nay lên tới gần 200 ngàn/cp nên không có lí gì không đủ sức đưa cổ phiếu LPB cất cánh lên đến 3x”, một số nhà đầu tư gom hàng phấn chấn.

Ngày 29/4, đại hội cổ đông LienVietPostBank diễn ra tại TPHCM, ông Nguyễn Đức Thụy ngồi một mình trên hàng ghế đầu cổ đông với thẻ biểu quyết ghi danh hơn 31 triệu cổ phiếu được chính thức bầu vào HĐQT. Sự có mặt của anh em nhà “bầu Thụy” và “bầu Thủy” tại bàn VIP chính giữa (nơi có mặt Chủ tịch HĐQT Huỳnh Ngọc Huy và Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực kiêm Tổng giám đốc ông Phạm Doãn Sơn cùng ngồi) trong bữa tiệc tối chúc mừng thành công đại hội như một sự khẳng định “anh em nhà đại gia xi măng Ninh Bình” sẽ chắc chắn tham dự lâu dài vào LienVietPostBank. Thậm chí, giới đầu tư còn cá cược: sau Đại hội này, bầu Thụy sẽ chính thức ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Tuy nhiên, vào ngày 6/5 vừa qua, Ngân hàng LienVietPostBank chính thức phát đi thông báo trong phiên họp đầu tiên của HĐQT, ông Nguyễn Thụy đã được bầu vào vị trí Phó chủ tịch HĐQT.

Thực chất việc “thay máu”

Số liệu thống kê, trong các phiên giao dịch từ ngày 29/10 đến 20/11/2020 đã có hơn 128 triệu cổ phiếu KLB của Ngân hàng Kiên Long được giao dịch thỏa thuận. Số cổ phiếu này tương đương khoảng 40% lượng cổ phiếu đang lưu hành của KLB. Kienlongbank có vốn điều lệ 3.237 tỷ đồng hiện là một trong những NH có vốn thấp nhất trên thị trường.

Sau thương vụ mua bán này, trên diễn đàn F319, một nick hé lộ thông tin từ nhóm nhà đầu tư mới mua lượng lớn cổ phần của Kienlongbank cho biết, họ và cổ đông cũ có một thỏa thuận mang tính cam kết không chính thức: Cùng hợp tác xử lý khoản nợ được thế chấp bằng 178 triệu cổ phiếu STB của Sacombank, tương đương 9,44% vốn điều lệ Sacombank… Với những bí ẩn của Kienlongbank thời gian gần đây, thị trường đang đồn đoán: Nhân sự của Sunshine Group “đổ bộ” vào HĐQT của Kienlongbank không đơn giản là ông Võ Quốc Thắng (hay còn gọi là bầu Thắng) “chia tay” với một lượng lớn cổ phần tại ngân hàng mà có thể một “đại gia” khác đang đứng sau cuộc mua bán này điều khiển. Còn đích ngắm đến, được định vị rõ: chính là 178 triệu cổ phiếu STB mà Kienlongbank hiện đang có. Nữ chủ tịch trẻ nhất làng ngân hàng 36 tuổi trên tất yếu là “người được chọn”.

Năm 2017, theo báo cáo do Tổng giám đốc Dương Công Hùng kí (ngày 23/6/2017), Cty cổ phần Him Lam đã âm thầm chuyển nhượng hết 96,77 triệu cổ phần, chiếm 14,98% vốn điều lệ LienvietPostBank. Ai sở hữu số cổ phần này, thị trường ngày đó không được biết nhưng tin đồn xung quanh đều cho rằng: sự ra đi của ông Dương Công Minh để nhắm tới một nhà băng lớn hơn và nhóm cổ đông Him Lam đã chính thức rút khỏi LienVietPostBank sau 9 năm gắn bó, nhường chỗ cho những nhà đầu tư tiềm năng mới. Trước tin bầu Thụy giữ chức Phó chủ tịch HĐQT, các cổ đông cho rằng cùng với việc đang từ bỏ dần các vị trí đứng đầu các công ty của tập đoàn Xuân Thành, đây là bước khởi đầu để bầu Thụy rẽ ngang từ lĩnh vực đầu tư bất động sản, xây dựng sang ngân hàng và ông Thụy sẽ trở thành một trong những “chủ mới” của LienVietPostBank.

Hé lộ tài sản khủng của Bầu Thụy khi trở thành VIP trong LienVietPostBank

Hé lộ tài sản khủng của Bầu Thụy khi trở thành VIP trong LienVietPostBank

Nếu tính cả giá trị cổ phiếu THD và LPB, ông Nguyễn Đức Thụy đang có trong tay 16.800 tỷ đồng, giúp doanh nhân trẻ này lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với vị trí thứ 9.

Theo TPO

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.