Nhượng quyền bưu cục: Xu hướng start-up đầy tiềm năng trong năm 2022

Hưởng lợi từ sự phát triển thần tốc của nền kinh tế số, lĩnh vực chuyển phát nhanh đang tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi nổi với dư địa ngày càng lớn cho các nhà khởi nghiệp.

Trong đó, mô hình kinh doanh nhượng quyền bưu cục đang trở thành “làn sóng mới” cho xu hướng start-up đầy tiềm năng trong năm 2022.

Trên thực tế, nhượng quyền kinh doanh (Franchise) là hình thức không còn xa lạ trên quy mô toàn cầu cũng như riêng tại Việt Nam. Mô hình này đã xuất hiện tại nước ta từ trước năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ. Đến giữa thập niên 90, xu hướng nhượng quyền kinh doanh quay lại và dần mở rộng từ năm 2007 đến năm 2018. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã cấp phép cho 213 thương hiệu nước ngoài thực hiện nhượng quyền tại nước ta, chủ yếu là trong các lĩnh vực F&B, bán lẻ, thời trang và giáo dục… Đến năm 2018, mô hình nhượng quyền bưu cục hay còn gọi là nhượng quyền chuyển phát nhanh xuất hiện tại Việt Nam và nổi lên như một xu hướng tăng trưởng nóng với nhiều tiềm năng. Trên mạng xã hội, những cộng đồng khởi nghiệp theo hình thức nhượng quyền bưu cục tại Việt Nam đang thu hút từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn thành viên tham gia thảo luận sôi nổi.

{keywords}

So với mô hình bưu cục truyền thống trước đây, mô hình nhượng quyền thương hiệu bưu cục mang lại lợi ích song hành cho cả hai phía. Phía thương hiệu nhượng quyền có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động đến nhiều tỉnh, thành. Ngược lại, nhà đầu tư bưu cục có thể tận dụng sẵn hệ thống chuyên nghiệp, lượng khách hàng trung thành từ thương hiệu chuyển phát nhanh uy tín. Khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ tận dụng được nền tảng công nghệ (website, ứng dụng…) vốn được thương hiệu nhượng quyền đầu tư bài bản, chu đáo. Từ đó, các công ty nhận nhượng quyền có thể chuyển mình mạnh mẽ và hòa nhập với nền kinh tế chia sẻ.

Anh Huỳnh Hồ Đại Nghĩa - người khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền bưu cục của thương hiệu J&T Express - Giao hàng Chuyển phát nhanh, cho biết: “Khó khăn của người mới khởi nghiệp là vốn đầu tư ban đầu không cao. Đi theo mô hình nhượng quyền bưu cục từ thương hiệu quốc tế, bên cạnh mức đầu tư hợp lý, nhà đầu tư chúng tôi còn được hướng dẫn cụ thể và bài bản theo từng bước, nên tiết kiệm được nhiều khoản chi phí không tên cũng như công sức xây dựng quy trình ban đầu. Điều này mang lại lợi thế rất lớn so với việc tự mày mò kinh doanh từ A đến Z.”

{keywords}

Tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền là nhân tố đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ, giúp giảm rủi ro và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Khi sở hữu mô hình nhượng quyền bưu cục, chủ đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7 cùng kế hoạch đào tạo bài bản, định hướng cụ thể từ thương hiệu. Đơn cử, với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp cùng quá trình chuyển giao mô hình nhanh gọn và minh bạch của J&T Express, những chủ đầu tư ở thành phố lớn, hay tỉnh lẻ đều có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn hình thức nhượng quyền bưu cục để khởi nghiệp.

Lấy ví dụ về J&T Express – đối tác của nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực TMĐT. Với 36 trung tâm trung chuyển được ứng dụng các công nghệ hiện đại, J&T Express đảm bảo hàng hóa được phân loại, lưu trữ và xử lý chính xác, giúp chủ bưu cục dễ dàng kiểm soát hiệu quả số lượng lẫn chất lượng hàng hóa. J&T Express còn sở hữu mạng lưới rộng khắp phủ sóng khắp 63 tỉnh thành với 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng trên toàn quốc. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao hàng, cũng như phủ rộng tệp khách hàng trên phạm vi toàn quốc. Tận dụng uy tín thương hiệu và lượng khách hàng sẵn có dồi dào từ hàng nghìn shop online trên các sàn TMĐT, các nhà đầu tư bưu cục nhượng quyền có thể mau chóng ổn định vận hành trong thời gian đầu và phát triển vững chắc về lâu dài.

Tại hội thảo “Khởi nghiệp với mô hình nhượng quyền thương mại” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) được tổ chức vào năm 2021, các chuyên gia cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần quan tâm đến 5 yếu tố sau khi tìm kiếm mô hình nhượng quyền kinh doanh bền vững: thương hiệu và mô hình, nền tảng vận hành, nhân sự và đào tạo, hệ thống và chuỗi cung ứng, nền tảng công nghệ.

{keywords}

Ông Phan Bình - Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam cho biết: “Lý do mà chúng tôi đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu là để giảm thiểu những khâu trung gian không cần thiết. Chúng tôi mong muốn phủ sóng ở 63 tỉnh thành, để mọi người có thể đến các bưu cục của J&T Express một cách dễ dàng nhất”.

Minh An

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.