Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt?

Quốc tế Phụ nữ 2020, cùng tìm hiểu những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)...

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các công ty. Trong báo cáo năm 2018, Apple cho biết 39% lãnh đạo của hãng là nữ.

Công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta càng có thể nhìn thấy nhiều “chị em” đảm nhận vị trí cao hơn trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số nữ doanh nhân tiêu biểu trong hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á.

Tan Hooi Ling (Grab)

Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? - ảnh 1
 

Grab có lẽ là startup thành công nhất Đông Nam Á. Khởi đầu là ứng dụng đi chung xe nhỏ bé, Grab nay đã trở thành ứng dụng gọi xe hàng đầu khu vực với 2,8 triệu tài xế.

Nhiều người nghĩ Anthony Tan là sáng lập viên duy nhất của Grab, tuy nhiên, nếu không có Tan Hooi Ling, Grab có thể không bao giờ tồn tại. Tan Hooi Ling tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard (HBS) và là bạn cùng lớp của Anthony.

Họ cùng nhau tham gia cuộc thi HBS New Venture Competition năm 2011 với ứng dụng di động “kết nối người tìm taxi trực tiếp với tài xế gần mình nhất tại đô thị Malaysia”. Họ giành được 25.000 USD cho ý tưởng này và khởi nghiệp với Grab.

Tan đã làm việc với các công ty như hãng tư vấn McKinsey & Company, Salesforce. Hiện tại, cô là Giám đốc điều hành Grab, phụ trách sản phẩm, nhân sự, trải nghiệm khách hàng.

Cheryl Yeoh (MaGIC)

Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? - ảnh 2
 

Cheryl Yeoh là nhà sáng lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Malaysia (MaGIC) – tổ chức do chính phủ tài trợ nhằm hỗ trợ doanh nhân Đông Nam Á. Cô là đồng sáng lập các startup như CityPocket, Reclip.it trước khi được chính phủ Malaysia bổ nhiệm CEO MaGIC.

Ngoài ra, cô còn đồng triển khai chiến dịch #movingforward, khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm cam kết tạo môi trường làm việc không quấy rối, đa dạng.

Năm 2017, cô có tên trong danh sách Nhân vật của năm của tạp chí Time.

Rachel de Villa (Cropital)

Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? - ảnh 3
 

Rachel de Villa nổi tiếng tại Philippines vì sử dụng kỹ năng lập trình của mình để giúp đỡ nông dân trong nước. Cô phát triển Cropital năm 2015. Đây là nền tảng huy động vốn từ đám đông, cho phép người dùng đầu tư vào các nông trại hoặc nông dân. Họ sẽ nhận lại 3 đến 30% sau khi thu hoạch.

Chỉ sau một năm thành lập, de Villa đã nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2016 (30 nhân vật xuất sắc dưới 30 tuổi), lĩnh vực Tài chính và đầu tư mạo hiểm.

Cropital được ủng hộ tại nhiều quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Malaysia.

Josephine Chow (ShopBack)

Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? - ảnh 4
 

Josephine Chow là đồng sáng lập ShopBack, ứng dụng liên kết người bán hàng và nền tảng thương mại điện tử. Nó còn hoàn tiền khi mua sản phẩm từ các nhà cung cấp nhất định.

ShopBack ra đời năm 2014 với mục tiêu giúp mua hàng qua mạng trở nên dễ dàng hơn và thưởng cho người dùng vì đã chi tiêu. Hiện tại, Chow phụ trách mở rộng thị trường quốc tế cho ShopBack.

Tính đến năm 2020, người dùng Malaysia đã được thưởng tổng cộng 14,43 triệu USD. Mức hoàn cao nhất của một người là 16.627 USD.

Vivy Yusof (Fashion Valet)

Những nữ doanh nhân công nghệ Đông Nam Á có gì đặc biệt? - ảnh 5
 

Vivy Yusof mở Fashion Valet năm 2010 với chồng. Fashion Valet tập trung vào bán mặt hàng thời trang, giầy dép, phụ kiện. Khởi nghiệp với số vốn 25.000 USD, tới nay, công ty đã có hơn 150 thương hiệu.

Từ một cửa hàng trực tuyến ở Malaysia, Fashion Valet nay hoạt động tại 15 quốc gia, bao gồm Singapore, Bruinei, Anh, Mỹ, Trung Đông, Úc.

Du Lam (Theo Mashable)

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.