Những gia đình quyền lực nhất trong giới ngân hàng Việt

Nếu nói đến những định chế tài chính tạo ra những gia đình quyền lực nhất trong giới tài chính, Techcombank (TCB) và VPBank (VPB) đang là hai ngân hàng dẫn đầu sau khi trở thành hai ngân hàng tư nhân lớn nhất, trong đó nổi bật nhất là gia đình ông Hồ Hùng Anh và Ngô Chí Dũng.

Trên bảng xếp hạng những tỷ phú chứng khoán Việt, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, đang là người giàu thứ hai sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trong giới ngân hàng Việt, doanh nhân sinh năm 1970 mới thực sự là người dẫn đầu.

Những ông lớn trong giới tài chính Việt.

Tại Techcombank, ông Hồ Hùng Anh chỉ sở hữu 39,30 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 01,12% vốn cổ phần tại ngân hàng này. Nhưng người thân của ông hiện đang là những cổ đông lớn của nhà băng này gồm:

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ ông Hùng Anh) mỗi người sở hữu 174,130 triệu cổ phiếu TCB; Hồ Anh Minh (con trai ông Hùng Anh) sở hữu 137,95 triệu cổ phiếu; và bà Nguyễn Hương Liên (em gái ông Hùng Anh) sở hữu 69,63 triệu cổ phiếu.

Tính chung, những thành viên nói trên thuộc gia đình ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu tổng cộng 595.160.995 cổ phiếu TCB. Nếu tính theo thị giá ngày 01/04, khối tài sản này có giá trị lên đến 15.206 tỷ đồng.

Không chỉ thế, vợ chồng ông Hồ Hùng Anh cũng đang là cổ đông lớn tại CTCP Tập đoàn Masan (MSN) với tổng khối lượng hơn 179 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 15.782 tỷ đồng tính theo giá đóng của của MSN ngày 01/04.

Như vậy, nếu tính giá trị cổ phiếu TCB và MSN, khối tài sản do gia đình Chủ tịch ngân hàng Techcombank nắm giữ lên đến 30.989 tỷ đồng, tương đương hơn 1,3 tỷ USD.

Tại Techcombank, không thể không nhắc đến gia đình ông Nguyễn Cảnh Sơn, người đang nắm giữ vị trí Phó Chủ tịch ngân hàng này, đồng thời là Chủ tịch HĐQT CTCP EuroWindow.

Chỉ tính riêng giá trị cổ phiếu TCB, ông Nguyễn Cảnh Sơn cùng vợ (bà Nguyễn Thị Phương Hoa) và con trai (Nguyễn Cảnh Sơn Tùng) đang nắm giữ 114,925 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2.936 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VPBank mới thực sự là đế chế tạo ra những gia đình tỷ phú, đó là những cổ đông lớn, thành viên HĐQT. Nổi bật nhất là gia đình Chủ tịch Ngô Chí Dũng và gia đình Phó Chủ tịch Bùi Hải Quân.

Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng sinh năm 1968 và cũng trở về từ Đông Âu. Cá nhân ông Dũng đang sở hữu hơn 113,687 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 4,63% vốn cổ phần của ngân hàng. Vợ ông, bà Hoàng Anh Minh hiện sở hữu hơn 125 triệu cổ phiếu VPB, trong khi mẹ ông Dũng là bà Vũ Thị Quyên đang sở hữu hơn 120,70 triệu cổ phiếu.

Tính chung, 3 cá nhân trên thuộc gia đình Chủ tịch VPBank sở hữu hơn 359,40 triệu cổ phiếu của ngân hàng này, tương ứng giá trị 7.278 tỷ đồng.

Bộ ba quyền lực tại VPBank: Bùi Hải Quân, Ngô Chí Dũng

Cộng sự của ông Dũng, Phó Chủ tịch VPBank Bùi Hải Quân (sinh năm 1968, Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân Kiev – Ukraina) cùng vợ là bà Kim Ngọc Cẩm Ly cũng đang là những cổ đông lớn tại ngân hàng với hơn 165,225 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 3.346 tỷ đồng.

Đồng cấp với ông Quân, Phó Chủ tịch Lô Bằng Giang cùng người thân cũng đang là những người nắm giữ một lượng lớn cổ phần chi phối tại VPBank. Trong đó, ông Lô Bằng Giang (sinh năm 1972, Thạc sỹ Kinh tế - Đại học Tổng hợp Hàng không Quốc gia Kiev - Ukraina) dù chỉ sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,12%, nhưng mẹ (bà Lý Thu Hà) và vợ ông (bà Nguyễn Thu Thủy), cùng chị gái (bà Lô Hải Yến Ngọc) đều đang sở hữu một lượng cổ phiếu “khủng” lên đến hơn 111 triệu cổ phiếu.

Tính chung, gia đình ông Lô Bằng Giang đang sở hữu hơn 114,36 triệu cổ phiếu VPB với trị giá hơn 2.315 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong số những gia đình quyền lực thuộc giới ngân hàng, không thể không nhắc đến gia đình ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng VIB. Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ sinh năm 1968, Kỹ sư Mỏ địa chất - Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga, cùng vợ (bà Trần Thị Thảo Hiền) và con trai (Đặng Quang Tuấn) hiện đang sở hữu 15% vốn của VIB.

Cụ thể, với hơn 117,50 triệu cổ phiếu VIB, gia đình ông Đặng Khắc Vỹ gồm 3 cá nhân nói trên đang có trong tay khối tài sản là cổ phiếu trị giá 2.256 tỷ đồng.

HĐQT VIB cũng có những cá nhân đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu với giá trị hàng trăm tỷ đồng, như ông Đặng Văn Sơn (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Đỗ Xuân Hoàng (thành viên HĐQT). Điểm chung của những “soái ca” tài chính nói trên đều là những người từng có thời gian học tập và làm việc tại các nước Đông Âu.

Ngân Giang
Từ khóa: Phạm Nhật Vượng Hồ Hùng Anh Ngô Chí Dũng Lô Bằng Giang Đặng Khắc Vỹ Nguyễn Cảnh Sơn Bùi Hải Quân VIB Techcombank VPBank

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.