Tiền chờ vào địa ốc

Dù không diễn ra cảnh bán tháo, song đâu đó đã có trường hợp “ngộp hàng” chấp nhận bán giá mềm và đó là cơ hội tốt cho dòng tiền nhàn rỗi đón lõng đầu tư địa ốc.

Chờ đợi tin tốt

“Thời gian qua, công ty chúng tôi có chạy thử nghiệm chương trình bán hàng online. Mặc dù dịch bệnh khiến khách hàng không trực tiếp đi xem sản phẩm, không thực hiện giao dịch được do việc giãn cách giữa các địa phương, song thực tế cho thấy sự quan tâm đến bất động sản của nhà đầu tư rất lớn”, ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Ngọc Châu Á nói trong cuộc trao đổi với phóng viên cuối tuần qua.

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, dòng tiền tích lũy trong dân vẫn còn rất lớn, nhưng lực cản lớn nhất của thị trường hiện nay là lo lắng dịch bệnh kéo dài, nên người mua mang nặng tâm lý chờ đợi. Chỉ cần dịch bệnh có dấu hiệu ổn định hơn, việc dòng tiền này sớm chảy trở lại vào bất động sản là khả năng rất cao.

Phân tích thêm về thực tế thị trường dù đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn kéo dài trong suốt thời gian qua, nhưng vẫn chưa xuất hiện tình trạng bán tháo diện rộng, ông Hạnh lý giải, khó khăn và áp lực nguồn vốn lớn nhất hiện nay chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp bất động sản, còn đối với nhà đầu tư cá nhân trong 2 năm qua, đa số khách hàng mà ông biết đều ra quyết định đầu tư rất thận trọng, ít sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc sử dụng đòn bẩy rất thấp, “nên thị trường đứt gãy vài ba quý không khiến họ gặp khó hay chịu áp lực phải ra hàng”, ông phân tích.

Tất nhiên, khi dịch bệnh lên cao trào với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, những câu chuyện sát sườn hơn như nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và sự an toàn của mỗi người chi phối tâm trí thì sự quan tâm đến các kênh đầu tư giảm đi là điều dễ hiểu. Khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản trong quý II/2021 đều đưa ra bức tranh thanh khoản và mức độ quan tâm trên thị trường giảm khá mạnh.

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý II/2021 của Công ty DKRA Việt Nam, do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nguồn cung mới toàn thị trường tiếp tục duy trì sự khan hiếm khi không có nhiều dự án mới mở bán. Tương tự, dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, trong quý II/2021, mức độ quan tâm đến bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền, sụt giảm mạnh. Cụ thể, tổng lượng tin đăng chào bán đất nền tại TP.HCM giảm 16%, nhu cầu tìm mua phân khúc này cũng giảm đến 18%. Đồng thời, những thị trường vốn là điểm nóng ở khu vực phía Nam trước đó như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… cũng đều có mức độ quan tâm giảm từ 10 - 12% trong khoảng thời gian từ tháng 5/2021 trở lại đây.

Một số nhà quan sát thị trường cho rằng, số liệu thực tế về giao dịch trên thị trường vài tháng gần đây rất khó có độ chính xác cao do giãn cách xã hội gây khó khăn khi thu thập số liệu. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, cũng đã có lác đác các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao với mục đích “lướt sóng” chịu nhiều áp lực nên chấp nhận bán cắt lỗ. Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư có sản phẩm công bố ra thị trường gần đây, dù không giảm giá, nhưng phần lớn đều kèm theo các chính sách kích cầu khá hấp dẫn như nâng mức chiết khấu, giãn tiến độ thanh toán hoặc ưu tiên lựa chọn sản phẩm trong rổ hàng…, khiến không ít nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi coi đây là cơ hội tốt để “săn hàng” như ý với giá hấp dẫn.

“Thực tế thị trường có hiện tượng giảm giá, nhưng chỉ bán giá thấp hơn chút ít so với mặt bằng giá trước dịch, chứ thực tế rất ít người chấp nhận bán lỗ, bán tháo với biên độ giảm lớn”, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Asia New Time nhận định, đồng thời cho biết, lực cản lớn nhất của thị trường lúc này chủ yếu là yếu tố tâm lý lo ngại dịch bệnh kéo dài nên những người có nhu cầu ở thực chưa vội mua vào vì còn lo lắng cho cuộc sống tương lai. Còn đối với các nhà đầu tư bất động sản, thường là những người khá dày dạn, lại luôn chờ đợi những thời điểm thị trường chùng xuống để đón lõng cơ hội “mua thấp, bán cao”.

Dự báo đất nền sẽ xuất hiện một cơn sốt nhỏ ngay sau đại dịch

Nhìn trung và dài hạn

Bao giờ dịch bệnh được kiểm soát, bao giờ thị trường địa ốc sẽ sôi động trở lại là những câu hỏi chưa ai có thể chắc chắn, song theo các chuyên gia, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và vắc-xin bắt đầu được tiêm chủng trên diện rộng, chắn chắn dịch bệnh sẽ được kiểm soát, kỳ vọng vào quý cuối năm nay tình hình sẽ ổn định trở lại.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group tiết lộ rằng, ông hiện có thông tin về khá nhiều nhóm đầu tư đang nắm giữ quỹ tiền mặt rất lớn để chờ cơ hội thâu tóm dự án hoặc là mua rẻ tài sản, trong đó có bất động sản trong nửa cuối năm nay.

“Đây là điểm rơi của thị trường và từ nay đến Tết Âm lịch năm 2022, thị trường sẽ sôi động trở lại”, ông Chánh nhận xét và cho rằng, từ đây đến trước khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ là “thời điểm vàng” để mua vào bất động sản nói chung và những khu vực có giá nhà đất giảm sâu nói riêng.

“Khi dịch bệnh được kiểm soát, bất động sản nhiều phân khúc sẽ là một trong những kênh đầu tư phục hồi nhanh nhất do nhu cầu lớn”, ông Chánh dự báo.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế thị trường, các chuyên gia cũng cho rằng, hiện không có “sóng” để “lướt”, vậy nên dùng đòn bẩy tài chính lúc này là rất rủi ro bởi sau dịch bệnh, lượng cung có thể tăng lên tương đối mạnh do các chủ đầu tư đẩy nhanh lượng hàng ra thị trường để cân đối dòng tiền. Do đó, cơ hội thị trường nên nhìn nhận ở trung và dài hạn. Các nhà đầu tư thuộc nhóm này, với tiềm lực tài chính dồi dào và ổn định có thể tận dụng cơ hội để lựa chọn những sản phẩm bất động sản có giá trị mà không phải cạnh tranh quá nhiều. Khoản lợi nhuận lớn đến từ chu kỳ tăng trưởng 3-5 năm, chứ không kỳ vọng nhảy sóng tức thì. Theo đó, việc lựa chọn những dự án đầu tư lâu dài cần đảm bảo các yếu tố cốt lõi như chủ đầu tư uy tín, quy hoạch dự án đồng bộ, hạ tầng nội khu của dự án triển khai nhanh, vị trí dự án đắc địa với kết nối hạ tầng giao thông tiềm năng...

Nhận định về các cơ hội đầu tư cụ thể hiện nay, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa cho rằng, có 3 phân khúc bất động sản cần quan tâm là đất nền hoặc đất vườn, nhà phố trung tâm và biệt thự nghỉ dưỡng. Trong đó, theo ông Quang, phân khúc đất nền sẽ có một cơn sốt nhỏ ngay khi thị trường phục hồi nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý III này. Riêng với biệt thự nghỉ dưỡng, mặc dù việc kinh doanh cho thuê hiện tại rất khó khăn, nhưng ai cũng biết rằng du lịch sẽ cực kỳ bùng nổ hậu đại dịch. Do đó, người mua vẫn đang tìm kiếm những dự án có giá tốt và chính sách thanh toán hợp lý. Còn nhà phố trung tâm vừa có lợi thế là tài sản tích lũy khi lượng cung khan hàng, vừa có mức giá chấp nhận được trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn ra khiến việc cho thuê các sản phẩm bất động sản này gặp khó khăn.

TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Đừng lạc quan quá về thị trường bất động sản cuối năm”

TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Đừng lạc quan quá về thị trường bất động sản cuối năm”

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm khó có kịch bản sáng trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn.

Theo đtck.vn

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.