Lãng phí “đất vàng” từ các nhà ga

Hàng loạt nhà ga từ Bắc tới Nam đều nằm ở vị trí vàng nhưng việc khai thác không hiệu quả. Vậy vướng mắc từ đâu?

Nhiều ga đường sắt không khai thác hiệu quả thương mại

Ga Hà Nội không chỉ đơn thuần là một nhà ga của những chuyến tàu đi và đến, mà nó đã trở thành một công trình lịch sử, gắn liền với những biểu tượng của Hà Nội. Ga Hà Nội cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với một thời kì hoàng kim của đường sắt.

Hiện xe khách thì tiện, máy bay rẻ, chuyện chọn đi tàu giờ chỉ là phần nhiều cho những trải nghiệm du lịch. Doanh thu của ngành đường sắt vì vậy cũng sụt giảm. Nhưng nếu nhìn vào vị trí của ga Hà Nội đó là mảnh "đất vàng" cho nhiều nhà đầu tư nhòm ngó.

Tuy nhiên, hiện hàng chục triệu m2 đất thuộc các khu ga đường sắt đang nằm trên những vị trí "đắc địa" tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng… không phát huy được hiệu quả thương mại, thậm chí bỏ ngỏ không khai thác thương mại. Lãng phí ước tính hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. Vì sao lại có tình trạng như vậy?

Lãng phí “đất vàng” từ các nhà ga - Ảnh 1.

Ga Hà Nội nằm ở vị trí đẹp của nội đô Hà Nội. Ảnh: Dân trí.

Ngành đường sắt chạy tàu hàng năm đều thua lỗ, trong khi những nhà ga nằm trên những khu "đất vàng" lại không khai thác thương mại hiệu quả. Nghịch lý này tiếp tục kéo dài, không biết đến bao giờ mới chấm dứt.

Hai năm nay, khu vực vốn dành cho các ki-ốt thương mại tại ga Hà Nội rất vắng vẻ. Nguyên nhân phần vì khách đi tàu ít hơn, phần vì nếu thuê mặt bằng sẽ phải sửa chữa nhiều, cộng với mức giá thuê mặt bằng thương mại chung tại Hà Nội là khá cao, nên khách hàng đã trả lại ki-ốt cho đơn vị quản lý ga.

Ga Hà Nội có diện tích 20ha, được xây dựng từ năm 1902. Khu nhà có thể khai thác thương mại được đã xuống cấp trầm trọng. Trong khi nguồn kinh phí dành cho việc sửa chữa nâng cấp rất hạn hẹp.

Ga Giáp Bát cũng nằm ở vị trí đẹp của trục đường lớn trong nội đô Hà Nội. Ga Giáp Bát được xây dựng từ những năm 1970, hiện 3.500m3 nhà kho cũng rơi vào tình cảnh xuống cấp nghiêm trọng. Kinh phí duy tu bảo trì hầu như không có, sửa chữa chỉ mang tính chất tạm thời, chắp vá, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho thuê thương mại.

Hạ tầng đường sắt hiện có quỹ đất khá lớn, với tổng diện tích đất trên 6.000 ha, quản lý 297 nhà ga, kho hàng, bãi hàng. Tuy nhiên, với tình trạng các khu ga đều được xây dựng từ rất lâu và đều đã xuống cấp, không thể đáp ứng nhu cầu cho thuê thương mại thì đường sắt khó có thể có được nguồn kinh phí tái đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ.

Vướng cơ chế dẫn đến lãng phí nguồn lực

Ngành đường sắt hiện được giao quản lý gần 300 nhà ga, kho hàng, bãi hàng. Trong đó, có hàng chục nhà ga có vị trí đắc địa ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Hầu hết các nhà ga là nằm ở trung tâm thành phố, trên trục tuyến phố chính. Đây là một lợi thế, nếu có thể khai thác thương mại sẽ thu về hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn lực này lại đang bị bỏ ngỏ, gây lãng phí.

Lãng phí “đất vàng” từ các nhà ga - Ảnh 2.

Ngành đường sắt chạy tàu hàng năm đều thua lỗ, trong khi những nhà ga nằm trên những khu "đất vàng" lại không khai thác thương mại hiệu quả. Ảnh minh họa - Dân trí.

Kinh phí đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quá thấp, chỉ khoảng 2% trong tổng số kinh phí dành cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Chỉ có một khoản rất nhỏ trong 2% được dành để bảo trì cho gần 300 nhà ga. Đây là điểm nghẽn lớn nhất khiến cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp trầm trọng và không khách hàng nào mặn mà thuê mặt bằng khai thác dịch vụ, gây lãng phí nguồn lực.

Một lý do khác khiến ngành đường sắt không khai thác được thế mạnh thương mại tại các nhà ga, kho bãi, bãi hàng… đó chính là việc vướng cơ chế.

Theo tính toán của ngành đường sắt, ga Hà Nội với diện tích 20 ha, nếu được phép đầu tư và cho thuê hạ tầng, mỗi năm sẽ thu được khoảng 1.000 tỷ đồng. Thành phố Hà Nội sẽ có 100 tỷ tiền thuế giá trị gia tăng, Nhà nước thu ngân sách được 200 tỷ tiền cho thuê hạ tầng (thuê đất 20%), còn lại doanh nghiệp sẽ có khoảng 700 tỷ để tái đầu tư.

Để thoát khỏi nghịch cảnh chạy tàu bù lỗ trong khi bỏ phí cơ sở hạ tầng thương mại cả nghìn tỷ đồng mỗi năm chính là việc sớm tháo gỡ cơ chế cho ngành đường sắt.

Kiến nghị thu hồi "đất vàng" 69 Nguyễn Du

Kiến nghị thu hồi "đất vàng" 69 Nguyễn Du

Thanh tra Chính phủ kiến nghị đến ngày 31/10/2020 chưa thực hiện được việc thu hồi nhà đất 69 Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét, xử lý.

heo vtv.vn

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.