Chủ nhà mặt phố ở Nha Trang đỏ mắt tìm khách thuê

Dịch Covid-19 kéo dài khiến người thuê trả mặt bằng hàng loạt, đẩy giá thuê ở Nha Trang chạm đáy, nhất là ở khu phố Tây, nhưng chủ nhà vẫn rất khó tìm được khách.

Gia thue mat bang o Nha Trang anh 1
 

Lần thứ 3 trong vòng nửa năm, anh Tuyên dán lại thông báo cho thuê mặt bằng vì bị mưa gió làm bong tróc. Anh cho biết nhiều người gọi nhưng chỉ để thăm dò, chứ không thực chất không muốn thuê mặt bằng của mình.

“Cuối năm 2020 người thuê muốn giảm giá vì dịch làm ăn khó khăn. Mình đã giảm cho họ rồi, nhưng đến đầu năm nay thì họ trả lại luôn khi dịch bùng phát”, anh Tuyên nói và cho biết từ khi nhận lại mặt bằng anh đã 3 lần hạ giá thuê nhưng vẫn chưa tìm được khách.

Giá mặt bằng chạm đáy

Theo một số môi giới bất động sản, hiện giá thuê mặt bằng ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang “chạm đáy”, nhưng người vẫn rất khó tìm người thuê lúc này.

Khảo sát cho thấy, mặt bằng cho thuê tại TP Nha Trang được chia làm 3 khu vực chính.

Trong đó, khu phố Tây Nha Trang gồm các tuyến đường Trần Phú, Hùng Vương, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thị Minh Khai… là điểm tập trung hàng trăm khách sạn, quán bar, nhà hàng, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Nơi đây chuyên phục vụ khách du lịch nên có giá thuê cao nhất từ 800.000-2 triệu đồng/m2.

Gia thue mat bang o Nha Trang anh 2

Hàng loạt mặt bằng ở phố Tây Nha Trang rao cho thuê. Ảnh: An Bình.

Tiếp theo là khu vực tiếp giáp phố Tây gồm một phần các đường Tô Hiến Thành, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thánh Tôn… Khu vực này chủ yếu tập trung các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng… có giá thuê từ 50-100 triệu đồng/căn rộng chừng 60-150 m2.

Cuối cùng là các khu vực trung tâm TP Nha Trang gồm cách tuyến đường chính trong nội đô thành phố. Những nơi này có giá thấp hơn 2 khu vực nói nên được các doanh nghiệp thuê để mở cửa hàng, showroom, trụ sở ngân hàng, nhà hàng ăn uống.

Theo một số chủ mặt bằng, do dịch Covid-19, khách quốc tế không đến nghỉ dưỡng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Đặc biệt là khu vực phố Tây Nha Trang, nơi tập trung gần như toàn bộ khách quốc tế của địa phương này khi chưa có dịch.

Anh Phú, một môi giới bất động sản, cho biết chưa bao giờ nắm trong tay nhiều mặt bằng “VIP” ở khu vực phố Tây Nha Trang như hiện tại.

“Lúc trước để có mặt bằng đẹp chào mời khách phải lùng tìm rất vất vả và cạnh tranh khốc liệt với đồng nghiệp. Cả năm nay thì ngược lại, mặt bằng rất nhiều, giá cả kiểu gì cũng có, thời gian thuê muốn bao nhiêu cũng đáp ứng nhưng lại kiếm không ra khách thuê”, anh Phú cho biết.

Anh Phú, môi giới bất động sản: Mặt bằng rất nhiều, giá cả kiểu gì cũng có, thời gian thuê muốn bao nhiêu cũng đáp ứng nhưng lại kiếm không ra khách thuê.

Theo môi giới này, giá thuê mặt bằng ở Nha Trang đã giảm mức rất thấp, so với thời điểm trước dịch đã hạ từ 50-70%.

“Khu vực phố Tây trước đây giá 150 triệu/mặt bằng thì nay chỉ còn 50 triệu. Khu vực lân cận giá giảm thấp hơn rất nhiều, chỉ còn chừng 30% giá trị so với lúc trước”, anh Phú nói.

Người thuê dè dặt vì sợ dịch kéo dài

Theo một số môi giới, do mặt bằng phố Tây vẫn còn giá khá cao so với mặt bằng chung, nên rất khó tìm người thuê trong thời điểm này. Ngoài ra, đa phần chủ mặt bằng ở khu phố Tây có kinh tế khá giả nên vẫn đòi giá thuê cao hơn, kén người thuê hơn so với nơi khác.

“Nhiều cá nhân, tổ chức cần thuê mặt bằng thật sự họ chọn các khu vực ven phố Tây vì giá mềm hơn, lại có vị trí đẹp”, anh Phú cho biết thêm.

Khảo sát cho thấy các vị trí ở khu vực giáp phố Tây đã được cho thuê khá nhiều so với thời điểm trước tháng 8. Chủ mặt bằng ở các khu vực này sẵn sàng ký hợp đồng dài hạn với ưu đãi giảm giá cho thuê năm đầu tiên và thòng điều khoản tăng giá theo từng năm hoặc điều chỉnh theo thị trường.

Gia thue mat bang o Nha Trang anh 3

Anh Hưng quyết định chuyển quán phở ra phố vì giá mặt bằng hạ xuống thấp. Ảnh: An Bình.

Tuy nhiên, hiện nhiều người vẫn e dè khi quyết định thuê mặt bằng khi dịch vẫn còn phức tạp. “Đang muốn kiếm mặt bằng tốt để mở nhà hàng, nhưng vẫn chưa thể quyết định lúc này vì sợ không có khách ăn”, chị Nguyễn Thị Duyên, ngụ Hà Nội, cho biết.

Theo chị Duyên, qua khảo sát thì có rất nhiều lựa chọn và chủ nhà cũng thiện chí trong việc dành nhiều ưu đãi nếu thuê 3-5 năm trở lên.

“Chủ mặt bằng cũng hiểu tâm lý sợ dịch kéo dài của mình nên cho chọn thanh toán 3 hoặc 6 tháng một lần. Họ không yêu cầu đóng tiền cọc hay trả một năm tiền thuê. Nhưng mình vẫn chưa dám quyết vì thị trường khách du lịch chưa phục hồi, sẽ chờ thêm một thời gian nữa”, chị Duyên nói.

“Giá thì mềm nhưng ít người dám thuê mặt bằng, nhất là khu vực phố Tây vào lúc này. Họ e ngại dịch vẫn còn kéo dài, trong khi bỏ ra một số tiền không nhỏ để sở hữu một mặt bằng đẹp. Đa số chọn cách chờ thêm thời gian để nghe ngóng tình hình nới lỏng giãn cách và việc đón khách du lịch trong tháng 11 này” anh Phú phân tích thêm.

Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức lại chọn thời điểm “vàng” này để lựa chọn cho mình một mặt bằng ưng ý.

Anh Hưng - chủ quán phở trên đường Yersin - cho biết chấp nhận thuê mặt bằng rộng gần 100 m2 với giá 25 triệu/tháng.

“Lúc trước mình mở ở trong khu đô thị, nhưng nay giá thuê ngoài phố rất rẻ nên quyết định chuyển ra. Chủ nhà cam kết không tăng giá thuê trong 18 tháng đầu tiên, còn sau đó tùy tình hình thực tế 2 bên thống nhất mức thuê với điều kiện không tăng quá 50%, không cắt hợp đồng trước thời hạn 5 năm”, anh Hưng nói và cho biết chấp nhận rủi ro trong giai đoạn này vì tự tin khi dịch kiểm soát, khách du lịch đến đông sẽ bù lỗ cho giai đoạn đầu.

Cuộc "chuyển nhà" của các ông lớn

Dọc các đường lớn ở TP Nha Trang, các quán ăn, cửa hàng trước đây chuyên phục vụ khách Trung Quốc nay đóng cửa im lìm, dán bảng cho thuê.

“Mình đang có hơn 30 mặt bằng gửi cho thuê nhưng mỗi tháng chỉ có khoảng 2-3 hợp đồng chủ yếu đến từ các quán ăn, quán cà phê của người bản địa”, Phạm Phương Thơm, một môi giới bất động sản cho biết.

Khảo sát ở Nha Trang cho thấy khi các mặt bằng có diện tích lớn được các doanh nghiệp chuyên phục vụ khách du lịch trả lại. Những mặt bằng này có vị trí đẹp, giá thuê đang chạm đáy cũng là lúc các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác “thâu tóm”.

Cuối tháng 4, trong khi loạt quán cà phê lớn tại Nha Trang vẫn đóng cửa, trung tâm TP Nha Trang đã xuất hiện cùng lúc hai cửa hàng cà phê Starbucks tại 2 khu thương mại lớn nằm trên trục đường Trần Phú.

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2020, The Coffee House cũng đã khai trương cửa hàng thứ ba tại GO! Nha Trang.

Gia thue mat bang o Nha Trang anh 4

Thương hiệu cà phê Starbucks xuất hiện ở Nha Trang. Ảnh: An Bình.

Chuỗi thời trang FM Style sau khi khai trương của hàng đầu tiên tại đường Quang Trung hồi 11/2020, doanh nghiệp này tiếp tục khai trương thêm của hàng khác tại đường Thống Nhất vào tháng 4/2021.

Hay như hãng thời trang Ivy Moda, trang sức PNJ cũng xuất hiện thêm một cửa hàng mới tại cung đường thời trang Lý Thánh Tôn vào giai đoạn quý 3/2020.

Một chuyên gia về bất động sản cho biết, chủ thương hiệu lớn sẽ ký hợp đồng dài hạn. Khi dịch được kiểm soát, thị trường phục hồi thì với giá thuê hiện tại họ sẽ bớt được rất nhiều chi phí về mặt bằng.

Theo các chuyên gia, việc các chuỗi cửa hàng, ngân hàng “nhanh tay ký ngay hợp đồng” ở những vị trí đắc địa là lựa chọn khôn ngoan trong thời điểm dịch kéo dài, giá mặt bằng xuống thấp.

"Chủ thương hiệu lớn sẽ ký hợp đồng dài hạn và khi dịch được kiểm soát, thị trường phục hồi thì với giá thuê hiện tại họ sẽ bớt được rất nhiều chi phí về mặt bằng. Còn các chủ nhà sẽ giải quyết được vấn đề không bỏ trống mặt bằng, tiền vẫn thu về đều đều", một chuyên gia về bất động sản phân tích.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại dịch Covid-19 cũng chứng kiến cuộc "chuyển nhà" của các nhãn hàng, cửa hiệu thời trang khi không trụ nổi giá thuê đắt đỏ trước dịch. Họ buộc phải chuyển qua thuê các mặt bằng ở các tuyến đường lân cận để cắt lỗ, giảm chi phí.

Chủ nhà phố tại TP.HCM ráo riết chào mời khách thuê

Chủ nhà phố tại TP.HCM ráo riết chào mời khách thuê

Nhằm nhanh chóng tìm được khách thuê mới cho 3 tháng cuối năm, nhiều chủ mặt bằng ở TP.HCM đã miễn phí tiền thuê nhà tháng đầu, giảm tiền cọc, giảm giá thuê.

Theo zingnews.vn

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.