Ba giá trị khác biệt của bất động sản hàng hiệu trong đô thị

Tọa đàm trực tuyến do CBRE ghi nhận những giá trị vượt trội của bất động sản hàng hiệu trong đô thị, giúp mô hình này chiếm ưu thế và trở thành xu hướng tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mô hình bất động sản hàng hiệu trong đô thị mới xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2021, nhưng theo thống kê của CBRE, đây là mô hình chiếm đa số trên thế giới với tỷ trọng trên 60%. Tọa đàm chuyên đề “Tương lai Bất động sản hàng hiệu trong đô thị Việt Nam” của CBRE Việt Nam tổ chức ngày 2/11 đã chỉ ra ba giá trị vượt trội của mô hình này, làm nên sức hút và sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc này.

{keywords}

Giá trị lối sống

Chia sẻ những kinh nghiệm từ thị trường bất động sản hàng hiệu Bangkok, ông Rathawat Kuvijitrsuwan, Giám đốc cấp cao CBRE Thái Lan ghi nhận những giá trị về dịch vụ và tiện ích đặc quyền mà các dự án bất động sản hàng hiệu mang lại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phong cách sống sang trọng của tầng lớp giàu có, thành đạt.

Tại mỗi dự án hàng hiệu, các dịch vụ, tiện ích được cung cấp thường tương đồng với khách sạn, bao gồm hồ bơi, phòng thể dục, sảnh đón khách, concierge, các phòng tiện ích, spa. Trong một số dự án, căn hộ lớn có thể có phòng spa riêng, phòng tập golf, phòng chơi cho trẻ, đi kèm các dịch vụ concierge 24/7, À la carte, dọn dẹp phòng, dịch vụ tổ chức sự kiện...

“Đây chính là những điểm khác biệt với khu căn hộ thông thường nơi mà chủ nhà phải trả thêm phí hoặc gọi nhà cung cấp dịch vụ từ bên ngoài”, ông Rathawat nói.

{keywords}
Thư viện tại tòa Sea – tòa nhà trung tâm của Grand Marina Saigon. (Ảnh: Masterise Homes)

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng sự khác biệt này đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng phân khúc sang và siêu sang. "Không chỉ là một nơi để trở về, ngôi nhà còn phải là nơi để trải nghiệm, chứng tỏ phong cách và lối sống. Họ cũng muốn sống trong cùng một cộng đồng tinh hoa, hàng xóm của là những người có cùng phong cách sống và đẳng cấp".

Giá trị quy hoạch và diện mạo đô thị

Các dự án bất động sản hàng hiệu cũng mang đến nhiều thay đổi cho quy hoạch tại các đô thị lớn. Dẫn chứng từ thị trường Bangkok, ông Rathawat cho biết, trước đây khu vực ven sông thường chỉ tập trung nhiều chùa chiền, nhà kho cũ. Nhưng 6-7 năm trở lại đây, sự xuất hiện của các dự án như Four Seasons Private Residence, The Residences at Mandarin Oriental đã nâng cấp đáng kể diện mạo của khu vực, với nhiều khách sạn hạng sang và dự án căn hộ cao cấp.

Xu thế này cũng sẽ diễn ra tương tự tại TP.HCM với dự án Grand Marina, Saigon – dự án bất động sản hàng hiệu trong đô thị đầu tiên tại Việt Nam. Ông Gibran Bukhari, Giám đốc Khối Kinh doanh, Masterise Homes cho biết với vị trí độc tôn, liền kề với con sông Sài Gòn, dự án sở hữu thiết kế ấn tượng với tầm nhìn trở thành “điểm đến và công trình biểu tượng cấp quốc gia”. Với bến du thuyền ngay trong dự án, cư dân được tận hưởng sự tiện lợi độc đáo về giao thông với đường bộ, metro và tiếp cận đường sông, có thể đi du thuyền.

{keywords}
Bến du thuyền tại Grand Marina, Saigon. (Ảnh: Masterise Homes)

Theo ông Nguyễn Xuân Thành – chuyên gia kinh tế chia sẻ, TP Hồ Chí Minh mới đây được đánh giá là một trung tâm tài chính toàn cầu, với số điểm không thua Bangkok và Kuala Lumpur. Đây là tiền đề cho các sản phẩm “hàng hiệu”. Tuy nhiên, giá trị BĐS hàng hiệu không chỉ dừng lại ở thời điểm bán hàng, mà khi đi vào hoạt động còn phải trở thành một công trình biểu tượng của thành phố. “Với một vị trí mang tính lịch sử, kết hợp với phong cách sống mới, dự án Grand Marina sẽ trở thành một điểm nhấn của Sài Gòn, thu hút và trở thành điểm đến của du khách”.

Giá trị thiết lập lại thị trường và phát triển kinh tế

Theo nghiên cứu của CBRE Thái Lan, các dự án BĐS hàng hiệu tại Bangkok ngay từ khi chào bán đã có mức giá cao nhất trên thị trường so với các sản phẩm cùng phân khúc và cùng vị trí, và thiết lập lại mặt bằng thị trường. Đó cũng là trường hợp của thị trường Việt Nam.

Theo đánh giá của bà Dung, Grand Marina đang được chào bán với mức giá cao hơn 61% so với các dự án giá cao nhất thị trường không có thương hiệu. “Sự chênh lệch giá đó đến từ thương hiệu và vị trí độc nhất vô nhị,” bà Dung đánh giá. Riêng tầm nhìn hướng sông, theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam đã có thể làm nên chênh lệch từ 24% - 81%. Trong khi đó, vị trí trong phạm vi đi bộ đến ga metro cũng có thể làm tăng giá BĐS từ 24% - 51%. Chính vì vậy, Grand Marina đang có mức giá chênh lệch đáng kể với mặt bằng chung thị trường.

{keywords}
Vị trí ven sông đắc địa của Grand Marina, Saigon, đem đến tầm nhìn đắt giá. (Ảnh: Masterise Homes)

Mặt khác, các chuyên gia dự báo, sự xuất hiện của dự án BĐS hàng hiệu trong đô thị cũng khẳng định vị thế “thành phố toàn cầu” của TP.HCM và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Dự án Grand Marina, Saigon đã có một đợt mở bán tại thị trường Hong Kong, thu hút nhiều giao dịch thành công. Theo ông Gibran, đây chính là minh chứng cho việc “Việt Nam đang vươn mình sánh ngang với tiêu chuẩn quốc tế, và sở hữu một vị thế vững vàng trên bản đồ thế giới cùng các thị trường phát triển mô hình bất động sản hạng sang với phong cách sống đẳng cấp.”

Phạm Trang

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.