Tỷ phú người da màu giàu nhất thế giới

Theo Forbes, tỷ phú người Nigeria Aliko Dangote là người giàu nhất châu Phi năm thứ 10 liên tiếp với khối tài sản ước tính khoảng 12,1 tỉ USD, đồng thời ông cũng nhận danh hiệu người da màu giàu nhất hành tinh.

Được biết, tài sản của ông Dangote đã tăng gần 20%, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của giá cổ phiếu Dangote Cement - công ty thuộc sở hữu của vị tỷ phú Nigeria.

Tỷ phú “lặng lẽ và luôn lịch sự”

Tỷ phú Aliko Dangote sinh ngày 10/4/1957 tại Kano, Nigeria, lớn lên trong một gia đình kinh doanh khá giả, điều này quyết định số phận tương lai của ông. Cha mất từ khi còn nhỏ, ông nội là người đã nuôi dạy tỷ phú này lên người. Ông tin rằng mục tiêu chính của cuộc đời mình là tiền.

Trong một lần chia sẻ với báo chí, ông Alikonói rằng: “Môi trường gia đình rất quan trọng để tạo ra những nếp nghĩ ban đầu về cuộc sống với mỗi cá nhân. Riêng với tôi, đó là kinh doanh. Tôi cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc vì điều đó”.

{keywords}
Aliko Dangote và Bill Gates đến thăm một dự án từ thiện ở N'Djamena, Chad vào năm 2018. (Ảnh: AP)

Khi bước sang tuổi 21, doanh nhân trẻ người Nigeria đã vay 3.500 USD từ người chú để nhập khẩu và bán các sản phẩm nông nghiệp tại quê nhà. Công việc kinh doanh nhanh chóng thành công và ông xoay sở để hoàn trả đầy đủ khoản vay trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu công việc.

Sau đó, vị doanh nhân đầy triển vọng này bắt đầu xây dựng các nhà máy xi măng. Hiện tại, các doanh nghiệp của ông Dangote đã mở tại Senegal, Tanzania, Cameroon, Zambia, Congo, Ethiopia và Nam Phi và sẽ xuất hiện tại một số quốc gia châu Phi khác.

Ngoài ra, tỷ phú này còn đầu tư vào ngành dầu mỏ, sản xuất xe tải và ô tô, đồng thời sở hữu nhà máy đường lớn thứ 3 thế giới. Nhiều dự án kinh doanh của ông chiếm 1/4 giá trị vốn hóa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Nigeria.

Tại Nigeria, ông Dangote được đánh giá là thương gia duy nhất đạt được thành công lớn như vậy chỉ từ hoạt động kinh doanh sản xuất đơn thuần, không phải trong lĩnh vực dịch vụ như nhà sáng lập Mike Adenuga của Hãng điện thoại di động Globacom (với tổng giá trị tài sản 2,8 tỉ USD), hay các đại gia mới nổi chủ yếu làm giàu nhờ các dịch vụ số hóa công nghệ cao khác.

Đặc điểm nổi bật nhất của ông Dangote là “lối sống có ý thức”, ông thích tự mình phục vụ các đối tác vào bữa tối. Người sáng lập đế chế kinh doanh hàng đầu Nigeria được gọi là “một nhân vật lặng lẽ và luôn lịch sự”, nhưng đồng thời ông có khả năng đưa ra các quyết định quản lý cứng rắn.

{keywords}
Aliko Dangote và con gái Halima tại Gala 100 người có ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time tại New York vào năm 2014. (Ảnh: AP)

Ông Dangote thường rất cởi mở, đích thân ông dẫn các phóng viên đi thăm các nhà máy và thậm chí cho phép họ vào văn phòng làm việc. Tuy nhiên, ông lại không thích nói về tuổi thơ và thời niên thiếu.

Giống như các tỷ phú khác, ông Dangote cũng yêu thích các món hàng xa xỉ. Ông sở hữu một dinh thự khổng lồ ở trung tâm thủ đô Abuja của Nigeria, một chiếc máy bay phản lực của Bombardier được mua vào đúng dịp sinh nhật, một chiếc du thuyền mang tên người mẹ của mình…

Bên cạnh đó, doanh nhân này còn tích cực tham gia công tác từ thiện. Quỹ từ thiện mang tên ông hàng năm tiêu trung bình cả trăm triệu USD cho việc xây dựng các bệnh viện, dự án chống đói nghèo ở Nigeria và cả Châu Phi

Quỹ từ thiện của ông Dangote còn hợp tác với quỹ “Bill and Melida Gates” của tỷ phú người Mỹ Bill Gates để ngăn chặn bệnh bại liệt ở Nigeria.

Tại các hội nghị và diễn đàn, ông Dangote thường xuyên kêu gọi chính quyền tập trung phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh gần 60% người dân Nigeria đang sống trong cảnh đói nghèo. Cũng như nhiều thương gia hàng đầu của thế giới, ông Dangote có mong muốn mua lại một câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới, cụ thể là câu lạc bộ thành London là Arsenal, mà ông là một cổ động viên trung thành từ vài thập niên qua. Hiện vẫn chưa ai rõ về những triển vọng cụ thể của thương vụ này.

Nhờ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, phúc lợi cho đất nước, tỷ phú da màu giàu nhất thế giới được các hiệp hội doanh nghiệp và chính phủ vinh danh, trong đó có giải thưởng “Grand Commander of the Order of the Niger” do cựu Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan trao tặng.

Những tỷ phú, triệu phú mất tích bí ẩn gây ngờ vực

Những tỷ phú, triệu phú mất tích bí ẩn gây ngờ vực

Những người sáng lập các công ty lớn nhất sở hữu hàng tỉ USD luôn là tâm điểm chú ý. Nhưng đôi khi những người giàu này lại biến mất một cách khó hiểu.

Thanh Bình (lược dịch)

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.