Mua sắm online: Hàng thiết yếu được mua nhiều, đồ điện tử cũng tăng

Thống kê của các trang thương mại điện tử cho thấy các mặt hàng thiết yếu được mua nhiều, nhưng các mặt hàng điện tử cũng tiêu thụ mạnh.

Trong giai đoạn người dân được khuyến khích mua hàng online, nhiều nơi ghi nhận đơn hàng online tăng lên. Bên cạnh các mặt hàng phục nhu cầu hàng ngày thì những món hàng công nghệ phục vụ làm việc tại nhà cũng được tiêu thụ mạnh.

Mua sắm online: Hàng thiết yếu được mua nhiều, đồ điện tử cũng tăng - ảnh 1

Hàng tiêu dùng bên trong một cửa hàng bách hóa. Ảnh: Hải Đăng

Lazada cho biết giai đoạn này xu hướng mua sắm của người tiêu dùng chuyển dịch đáng kể từ trực tiếp sang trực tuyến. Trong một chiến dịch kích cầu của trang thương mại điện tử này hồi cuối tháng 3 cho thấy, người dân ưa chuộng mua sắm tiết kiệm, tăng mặt hàng thiết yếu.

Trong kết quả kinh doanh tháng 3, chuỗi Thế Giới Di Động nhận định doanh thu online có xu hướng tăng ở cả chuỗi bách hóa lẫn chuỗi hàng công nghệ. 

Đặc biệt ở khu vực có các cửa hàng bị đóng tạm thời, FPT Shop cho biết doanh thu thương mại điện tử của họ tăng 40% so với bình thường.

Tám sản phẩm có sự tăng trưởng đột biến trên Lazada do phần lớn người dân hạn chế ra đường gồm: máy khử khuẩn không khí, nồi chiên không dầu, lò nướng, thực phẩm đông lạnh và bánh mì tươi, sản phẩm chăm sóc da dành cho nữ, sản phẩm tắm cho em bé, điện thoại di động, túi xách và ba lô.

Trả lời ICTnews, Shopee cho biết sau khi quy định của chính phủ về cách ly toàn xã hội được ban hành, nền tảng này gia tăng nỗ lực cung cấp các dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người tiêu dùng tại Việt Nam. 

Các nhu yếu phẩm như tã bỉm trẻ em, giấy vệ sinh, khăn ướt, khẩu trang, nước rửa tay khô, thực phẩm khô như sữa hộp, mì gói, dầu ăn, đồ hộp, cà phê, gạo và các sản phẩm cần thiết khác được chuẩn bị đầy đủ để người dân mua sắm mà không cần ra khỏi nhà. 

Trong email gửi đến người dùng, ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO Tiki, cũng khẳng định trước nhu cầu tăng cao, đơn vị này phối hợp chặt chẽ với nhà bán hàng để tăng cường sản xuất nhu yếu phẩm (thực phẩm, đồ dùng gia đình…), sản phẩm y tế (khẩu trang, nước rửa tay…) và lưu trữ ở tất cả kho hàng trên toàn quốc. 

Bên cạnh sự tăng trưởng của hàng hóa thiết yếu, mặt hàng công nghệ cũng tăng mạnh gần đây. Trong tháng 3, Lazada cho biết điện thoại di động và máy tính bảng có mức tăng trưởng gấp 7 lần so với ngày thường. Ngoài ra, 5 mặt hàng bán chạy nhất trên nền tảng này đều liên quan tới sản phẩm điện thoại. Lazada nhận định kết quả này có thể đến từ nhu cầu gia tăng kết nối khi làm việc tại nhà trong giai đoạn hiện nay.

Liên quan đến nhu cầu làm việc tại nhà, trong tháng 3 lượng laptop bán ra tại FPT Shop tăng trưởng đến 157%. Tháng 2, laptop tại chuỗi này và chuỗi Thế Giới Di Động đều tăng 80% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng bán hàng online điện máy và điện thoại tại Thế Giới Di Động trong tháng 3 chiếm 13% doanh số tổng.

Trong bối cảnh nhu cầu mua online gia tăng nhưng các biện pháp hạn chế di chuyển được đưa ra, các trang thương mại điện tử đều cam kết vẫn hoạt động bình thường trong giai đoạn này và việc vận chuyển hàng hóa vẫn diễn ra thông suốt.

Trước đó, Bộ GTVT đã yêu cầu ngưng nhiều phương tiện, bao gồm: xe khách, xe buýt, xe taxi,... kể từ 1/4 đến 15/4, tuy nhiên các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết vẫn được lưu thông bình thường.

Hải Đăng

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.