Masan công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm

Báo cáo tài chính hợp nhất (đã soát xét) 6 tháng đầu năm của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) cho thấy, doanh thu bán hàng của 6 tháng đầu năm đạt 18.099 tỷ đồng, chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo phân loại doanh thu của từng bộ phận, mảng thực phẩm và đồ uống đem lại doanh thu cao nhất, 7.979 tỷ đồng; Chuỗi giá trị thịt dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi nhưng cũng đem lại doanh thu 6.741 tỷ đồng; Mảng khai thác mỏ và chế biến khoáng sản giảm đáng kể về doanh thu khi chỉ đạt 2.690 tỷ đồng.

Mức lợi nhuận gộp giảm 7,8% so với cùng kỳ, đạt 5.130 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2.438 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của MSN cũng đã giảm khá mạnh (31%) còn 1.086 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 905 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5,5% còn 2.744 tỷ đồng.

Trong báo cáo công ty mẹ, chi phí tài chính giảm 69% do công ty trả trước 6.000 tỉ đồng trái phiếu cuối năm 2018 để tiết kiệm chi phí lãi vay. Từ đó, chi phí tài chính của báo cáo hợp nhất ghi nhận giảm 31%. Doanh nghiệp giảm tổng cộng 12.500 tỉ đồng nợ vay và nợ trái phiếu trước hạn.

Các công ty liên kết đem về 980 tỷ đồng lợi nhuận cho tập đoàn, trong khi kết quả từ “các hoạt động khác” mang lại lợi nhuận âm 22 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tăng từ 4.300 tỷ đồng hồi đầu kỳ lên 6.000 tỷ đồng tính đến 30/6. Khoản nợ phải trả ngắn hạn cũng tăng từ 15,7 nghìn tỷ đồng lên 18,36 nghìn tỷ, trong khi nợ phải trả dài hạn giảm 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ, còn 13.632 tỷ đồng.

Tính đến 30/6, tập đoàn có vốn chủ sở hữu 36.028 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần là 11.689.464.000.000 đồng.   

Kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm của MSN.

Do đó lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Masan sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt 2.416 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 35%, đạt 2.191 tỷ đồng.

Mức lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cũng giảm từ 2.893 đồng/cp xuống còn 1.617 đồng/cp.

Đóng góp lợi nhuận của từng mảng cụ thể như sau: Mảng thực phẩm và đồ uống đem lại lợi nhuận 1.205 tỷ đồng; chuỗi giá trị thịt 214 tỷ đồng; khai thác mỏ và chế biến 105 tỷ đồng (giảm 4 lần so với cùng kỳ); lợi nhuận khác 972 tỷ đồng.

MSN hiện có 3 công ty con do tập đoàn sở hữu trực tiếp gồm: Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH) do MSN sở hữu 85,7% vốn; Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (MH) do MSN sở hữu 99,9% vốn; CTCP Masan MEATlife (MML - trước đây là Masan Nutri-Science) do MSN sở hữu 81,2%.

Ngoài ra, MSN có tới 48 công ty con sở hữu gián tiếp với tỷ lệ sở hữu từ 57,1% đến 99%. Ngoài ra còn có 6 công ty liên kết do MSN sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Tại Techcombank, Masan đầu tư 15.300 tỉ đồng, tương ứng 20% vốn ngân hàng này.

Hiền Anh
Từ khóa: MSN Masan Kết quả kinh doanh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.