Kinh hãi rau muống, bắp chuối 'ngậm' hóa chất

Không chỉ rau muống bào (chẻ) ở xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM ngâm phẩm màu công nghiệp để làm rau trắng và giữ tươi, ngày 22/9, cơ quan chức năng còn phát hiện bắp chuối, măng tươi, khoai môn… cũng “ngậm” hóa chất.

Khi đoàn liên ngành gồm Phòng Cảnh sát môi trường PC49, Chi cục Bảo vệ thực vật (CC BVTV) TPHCM, UBND xã Bình Mỹ ập vào ba hộ sản xuất rau muống bào là Nguyễn Đức Thìn, Nguyễn Văn Thư (cùng ấp 6B) và hộ Nguyễn Văn Giang (ấp 5), họ phát hiện cả ba hộ đều sử dụng hóa chất nhuộm màu xanh không rõ nguồn gốc pha loãng vào nước và ngâm rau muống trước khi bán ra thị trường.

Đại diện CC BVTV cho biết, đã lấy 6 mẫu, gồm 3 mẫu rau muống bào ngâm trong nước có pha loãng hóa chất màu xanh và 3 mẫu hóa chất màu xanh gửi Công ty Sắc ký Hải Đăng kiểm nghiệm. Ngoài ra, đưa 1.400 kg rau muống bào đưa đến bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) để tiêu hủy.

Bà Nguyễn Thị Tâm (7/85/9 đường Tô Ngọc Vân, phường 15, quận Gò Vấp) khai nhận mua số hóa chất trên tại chợ Kim Biên, sau đó đem về bán lại cho các hộ dân sản xuất rau muống bào để kiếm lời. Cùng thời điểm, đoàn phát hiện cơ sở sản xuất rau muống bào tại số 27/311, đường Tô Ngọc Vân, tổ 60, phường 15, quận Gò Vấp của bà Nguyễn Thị Sự cũng đang sử dụng hóa chất.

Kinh hãi rau muống, bắp chuối 'ngậm' hóa chất - ảnh 1

Kiểm tra rau xanh ngoài chợ.

Phát hiện người lạ, bà Sự đổ thau rau muống bào đang ngâm trong nước có pha loãng hóa chất màu xanh và chai hóa chất màu xanh nhưng không kịp. Bà khai nhận có sử dụng hóa chất màu xanh ngâm rau muống bào từ lâu nay để “lên đời” cho rau, giúp rau bắt mắt. CC BVTV đã lấy 4 mẫu, bao gồm 3 mẫu rau muống bào đã ngâm trong nước có pha loãng hóa chất màu xanh và 1 mẫu hoá chất màu xanh gửi kiểm tra chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, As, Cd, Hg, Sb), thuốc BVTV nhóm Dithiocarbamates, hóa chất nhuộm màu, phụ gia (Brillian blue FCT...

Mới đây, Ban Chỉ đạo kế hoạch liên tịch gồm Hội Nông dân TPHCM, Ủy ban MTTQ TPHCM, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương đi giám sát việc trồng rau muống nước, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Bình Mỹ. Ông Trần Văn Đều, một trong số 332 hộ trồng rau muống nước ở xã này, thừa nhận có sử dụng phẩm màu xanh để ngâm rau bào. “Giờ tuy không sử dụng nữa nhưng nếu không dùng, rau sau bào sẽ bị ngả màu đen do mủ từ cọng rau tiết ra và sau đổi sang màu vàng. Trong khi mối lái đều yêu cầu phải trắng và giữ độ tươi lâu để vận chuyển đi xa, nếu bị vàng, người tiêu dùng không mua”- ông Đều nói.

Tăng cường kiểm tra

Chi cục BVTV TPHCM vừa thanh tra đột xuất việc sử dụng hóa chất nhuộm màu, chất bảo quản, chất tẩy trắng nhóm sản phẩm bào (rau muống bào, bắp chuối bào) tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn như Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức. Chi cục đã lấy 7 mẫu rau muống bào để kiểm tra. Riêng tại chợ Bình Điền, cơ quan chức năng phát hiện 2 cơ sở sản xuất bắp chuối bào có sử dụng chất bảo quản Sodium Metabisulfite (E23). Tại 2 cơ sở sản xuất bắp chuối bào có lưu trữ hóa chất (bột màu trắng) và khai nhận có sử dụng hóa chất này pha loãng với nước để ngâm bắp chuối bào.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết đã chỉ đạo, yêu cầu chủ tịch UBND 24 quận, huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm bẩn; Ban quản lý các chợ đầu mối kiểm soát thực phẩm bẩn, độc hại vào chợ; Ban chỉ đạo 389 TP thanh kiểm tra toàn diện về phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi… và báo cáo kết quả về UBND trong 10 ngày làm việc.

Ngày 22/9, khảo sát của phóng viên tại các chợ lẻ cho thấy, hầu hết các quầy rau đều có rau muống bào; bắp chuối bào; khoai tây, su su, khoai môn gọt vỏ, cắt lát. Tất cả đều ngâm trong thau nước màu trắng, lúc vớt lên để cả ngày vẫn không thâm đen mà còn ửng lên màu sắc bắt mắt. Hỏi người bán thì họ cho biết chỉ rửa bằng nước muối và nước đá (?!)

Nguồn:Báo Tiền Phong

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.