Không thể để các quỹ bảo lãnh tín dụng “mạnh ai nấy làm”!

Đã thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn vay. Do vậy để hỗ trợ vốn cho các DN này thì không thể để các quỹ tiếp tục tình trạng “mạnh ai nấy làm”.

Đó là nhận định của đa số đại biểu là đại diện các quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD), các nhà nghiên cứu kinh tế, các DN tại hội thảo chủ đề “Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM” do Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM tổ chức tại TP.HCM hôm nay, ngày 14/8/2015.

Không thể để các quỹ bảo lãnh tín dụng “mạnh ai nấy làm”! - ảnh 1

Toàn cảnh hội thảo.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận vốn vay

Tại hội thảo, tất cả đại biểu đều nhận xét: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN) giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, đang sử dụng trên 51% lực lượng lao động trong nước, đóng góp 40% GDP, chiếm sấp xỉ 90% DN cả nước. Nhưng với số quỹ BLTD hiện có, DN VVN vẫn… khó mà có thể tiếp cận để vay được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

PGS-TS Lý Hoàng Ánh và Ths Nguyễn Thị Mai đồng tình nhận xét: “Hiện nay, cả nước có khoảng 21 quỹ BLTD địa phương nhưng một nửa số quỹ mới được thành lập cuối năm 2013, đầu 2014 nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động”.

Còn TS Trương Văn Khánh và thì cho biết cụ thể: “Chỉ có khoảng 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên. 35.24% DN phản ánh là khó tiếp cận. Số còn lại không thể tiếp cận được vốn vay bởi nhiều nguyên nhân khác nhau”.

Để hỗ trợ được DN VVN vay được vốn trong thời điểm hiện tại, ông Lê Văn Đồng, Giám đốc quỹ BLTD cho DN VVN tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Nhà nước nên có phương hướng tổ chức và quản lý các quỹ theo hệ thống từ trung ương đến địa phương. Không nên để tình trạng “mạnh ai nấy làm” như hiện nay. Chỉ nên có một hệ thống quỹ BLTD trong cả nước. Đó là một tổ chức thống nhất”.

Ông nói tiếp: “Ngoài ra phải xác định BLTD cho DN VVN là chính sách hỗ trợ để DNVVN  vay vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh. Đã là chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì Nhà nước nên chịu rủi ro trước, do chính sách mang lại (nếu có)”.

Trong khi đó ông Khuất Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc quỹ đầu tư phát triển Hà Nội cho rằng: “Nên tập hợp các quỹ lại thành một quỹ tài chính. Không nên để tồn tại nhiều quỹ nhỏ lẻ như hiện nay”.

Quỹ bảo lãnh tín dụng “than”… thiếu vốn!

Đề cập đến chuyện này ông Khuất Quang Trung nhận xét rằng hoạt động BLTD cho DN ở thời điểm hiện tại: “Không thể lấy vốn ở đâu ra để xử lý rủi ro! Điều kiện bảo lãnh thì quá “nghèo”. Hỏi làm sao các quỹ BLTD  chúng ta phát triển được!”.

Không thể để các quỹ bảo lãnh tín dụng “mạnh ai nấy làm”! - ảnh 2

Ông Khuất Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc quỹ đầu tư phát triển Hà Nội.

Ngoài ra, giải thích nguyên nhân ngọn nguồn của việc thiếu vốn để quản lý rủi ro cho DN và yếu kém, ông cho rằng: “Quỹ BLTD hoạt động nhiều mô hình, hai mô hình chính là theo Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ, giao Ngân hàng Nhà nước quản lý tín dụng. Và theo Quyết định số 58, là “chúng ta”, cũng đều bảo lãnh cho DN VVN. So sánh ưu điểm và nhược điểm thì thấy, Quyết định 03 là cho Ngân hàng Nhà nước nguồn vốn để xử lý rủi ro. Còn quỹ BLTD theo Quyết định 58 thì không có vốn như thế. Không có nguồn vốn để xử lý rủi ro. Các ngân hàng thương mại nhìn vào quỹ BLTD của DN thấy không có vốn thì làm sao mà cho DN vay?!”

Ông Hà Văn Dương, Trưởng phòng Nghiệp vụ quỹ BLTD cho các DN VVN TP.HCM tỏ ra lo lắng: “Hiện cả nước có 27 quỹ BLTD. Tổng vốn trên 1.700 tỷ đồng. Nhưng hoạt động bảo lãnh còn rất nhiều khó khăn! Các tổ chức tín dụng khi cho DN vay có BLTD là nhìn vào vốn của quỹ ngay. Rất trăn trở!”

Còn ông Lê Văn Đồng, Giám đốc quỹ BLTD cho DN VVN tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Để hoạt động của các quỹ BLTD được hiệu quả cho DN được vay vốn thì Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các ngân hàng thương mại và các quỹ BLTN. Và miễn thuế thu nhập DN đối với toàn bộ hoạt động của các quỹ BLTD cho DN VVN”.

Duy Minh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.