Hình bóng Út 'trọc' ở Cienco1

Một nhóm nhà đầu tư với nhiều cách thức đã thâu tóm thành công 90% cổ phần Cienco1 và biến tổng công ty này trở thành một "mắt xích" trong "hệ sinh thái" các dự án BT, BOT của mình.

Liên danh Cienco1 - Thái Sơn - Yên Khánh thực hiện dự án BOT Cầu Việt Trì

Chuyển giao

"Các thành viên HĐQT (4 người) đánh giá Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh là tổ chức có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây dựng, ngành nghề mà Cienco1 đang kinh doanh. Do vậy, việc để Công ty chào mua công khai để nắm giữ trên 35% cổ phần sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của Tổng công ty".

Trên đây là trích đoạn trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 10/12/2014 của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1).

Công văn do Chủ tịch HĐQT Phạm Dũng ký, cùng chữ ký nháy của Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Hòa và hai Ủy viên Cấn Hồng Lai và Phạm Việt Khoa nêu rõ trong cùng ngày 10/12/2014, Cienco1 đã nhận được hồ sơ chào mua công khai của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh.

Trước đó, ngày 1/12/2014, Bộ GTVT có công văn số 15169/BGTVT-QLDN gửi Cienco1 phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại tổng công ty này, cho phép chuyển nhượng toàn bộ 24,5 triệu cổ phần theo hình thức bán thỏa thuận trực tiếp trọn lô. Giá khởi điểm là 10.023 đồng/ CP.

Vài ngày sau, Công ty Yên Khánh đã có công văn chào mua công khai 12,6 triệu cổ phần, tương đương 18% vốn Cienco1. Đáng chú ý là trước đó doanh nghiệp này đã "gom" được 17,58%, tức là nhiều hơn 7,58% so với phần vốn được chia cho nhà đầu tư chiến lược.

Trên cơ sở kiến nghị của HĐQT Cienco1, Bộ GTVT ngày 12/1/2015 có công văn số 355/BGTVT-QLDN yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước chuyển nhượng quyền sở hữu 24,5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư Đại diện liên danh là Công ty Yên Khánh.

Báo cáo quản trị thể hiện tới cuối tháng 6/2015, 35% phần vốn Nhà nước đã được chuyển nhượng cho Yên Khánh (18%) và Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà (17%). Cùng với lượng cổ phiếu mua gom trước đó, hai nhà đầu tư này nắm tới quá bán vốn điều lệ của Cienco1 (55,2%).

Ngoài ra, CTCP Hạ tầng Fecon đã gom 6,77% và trở thành cổ đông lớn. CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) - tổ chức thu xếp cho quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Cienco1 - cũng bất ngờ mua vào 5,07% vốn Cienco1.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư chiến lược Công ty Hassyu ngày 25/8/2015 đã sang tay toàn bộ 11% cổ phần cho ông Uông Huy Đông. Chưa đầy một tháng sau, ngày 15/9/2015, cổ đông cá nhân này lại bán gần hết cho Công ty TNHH Thiết bị Xây dựng Hồng Hà, giúp doanh nghiệp này nâng tỷ lệ sở hữu lên 24,6%.

Cũng từ đây, các giao dịch mua bán cổ phiếu Cienco1 liên tục diễn ra, với nhiều cái tên mới thay nhau xuất hiện. 

Ngày 9/12/2015, Yên Khánh bán 4,9 triệu cổ phần cho CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An, qua đó giảm tỷ lệ về 28,6%, trong khi Khánh An sở hữu 7%. Giữa tháng 5/2016, CTCP Đầu tư Cái Mép mua hết cổ phần của nhóm cổ đông Fecon và nắm 16,81% vốn Cienco1. Tới cuối năm, Thiết bị Xây dựng Hồng Hà chuyển nhượng toàn bộ 24,6% cho CTCP An Hiền.

Đầu năm 2017, Khánh An mua 12,2% vốn của SHS và nâng tỷ lệ trong Cienco1 lên 19,2%. SHS xuất hiện từ thời điểm Cienco1 cổ phần hóa với vai trò như một trung gian "môi giới". Trong suốt quá trình đó, nhiều giao dịch khá lạ lùng được công ty chứng khoán này thực hiện. Đơn cử, cùng ngày 12/1/2017, SHS đã mua vào 1,56 triệu cổ phần Cienco1 trước khi bán lại toàn bộ cho Khánh An. Trước đó, ngày 27/8/2015, SHS liên tục thực hiện hai giao dịch, vừa mua vào 6,99 triệu cổ phần và bán ra 3,45 triệu cổ phần Cienco1.

Cập nhập tới tháng 4/2018, toàn bộ phần góp vốn, gần 11,77 triệu cổ phần Cienco1 thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư Cái Mép cũng được thế chấp tại Ngân hàng SHB.

Sau quá trình mua bán cổ phần kéo dài gần ba năm, cơ cấu cổ đông của Cienco1 cho tới nay đã ổn định với CTCP Tập đoàn Yên Khánh (đổi tên từ Công ty TNHH SX TM DV Yên Khánh, nắm 28,6%), CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An (19,2%), CTCP Đầu tư Cái Mép (16,9%) và CTCP An Hiền (24,6%).

Dấu ấn cựu doanh nhân Đinh Ngọc Hệ

4 pháp nhân này nắm tới 90% vốn Cienco1 và có nhiều dữ liệu cho thấy họ đều xuất phát từ cùng một "nhóm chủ".

Trong một số công văn gửi Cienco1, cả 4 nhà đầu tư đang đề cập đều ủy quyền cho ông Đinh Ngọc Vượng - một doanh nhân quê xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Tên gọi 2/4 cổ đông lớn của Cienco1 cũng gợi nhiều đến địa danh này.

Cụ thể hơn, Yên Khánh được được thành lập năm 2005, có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM, một thời gian dài do bà Vũ Thị Hoan làm Chủ tịch HĐQT. Nữ doanh nhân sinh năm 1985 chính là cháu ruột của cựu Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ, hay còn gọi là Út "trọc", Út "bộ trưởng".

Như đã biết, ông Đinh Ngọc Hệ đã bị bắt từ cuối năm 2017 do sai phạm tại CTCP Đầu tư và Phát triển Thái Sơn, còn cháu ông - bà Vũ Thị Hoan cũng bị khởi tố một năm sau đó để điều tra các sai phạm tại Công ty Yên Khánh Hải Thành.

Ngoài Yên Khánh, ba cái tên còn lại cũng có nhiều liên hệ tới doanh nhân Đinh Ngọc Hệ. Trong đó, CTCP An Hiền thành lập năm 2006, do ông Đoàn Minh Toàn làm Tổng giám đốc. Ông Toàn là chồng và Vũ Thị Hoa – chị gái của bà Vũ Thị Hoan. CTCP Đầu tư Cái Mép – cổ đông sở hữu 18,6% cổ phần Cienco 1 – thành lập năm 2006, từng có giai đoạn do bà Vũ Thị Hoa làm đại diện. 

Về phần mình, Công ty Khánh An từng có một cổ đông lớn là ông Đinh Ngọc Hùng, cũng quê tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông Hùng trước đây là Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đức Bình - một doanh nghiệp cùng các công ty Yên Khánh, Khánh An, Cái Mép hay Cienco1 như "hình với bóng" cùng CTCP Đầu tư Phát triển Thái Sơn của ông Đinh Ngọc Hệ tại các dự án BT, BOT giao thông.

Có thể kể đến Liên danh Cienco1 - Thái Sơn - Yên Khánh tại dự án Cầu Việt Trì (vốn 1.900 tỷ đồng), Liên danh Tổng công ty 319 - Thái Sơn - Yên Khánh tại dự án Cải tạo Quốc lộ 20 (vốn 4.110 tỷ đồng). Hay Thái Sơn và Tập đoàn Đức Bình đầu năm 2016 xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP. Vài tháng sau, Liên danh Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép tháng 5/2016 đề xuất Thành ủy và UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT...

Theo Quyết định số 25/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/1/2014 về phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Cienco 1 sau cổ phần hóa có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 35% vốn, bán ưu đãi cho người lao động 10,88%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 31% và đấu giá công khai 23,12%.

Ngày 21/3/2014, gần 16,2 triệu cổ phần Cienco1 đã được đấu giá và mua hết trên sàn HNX với mức giá trúng bình quân 10.009 đồng/CP. Trước đó, ba nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (10%), CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon (10%) và Công ty Hassyu Nhật Bản (11%).

Theo Nhà Đầu tư

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.