Hai tỷ giá trong ngân hàng lại hoành hành

Nhiều doanh nghiệp khẳng định đang "ngậm đắng" khi phải vay USD từ ngân hàng đắt hơn niêm yết từ 600-800 đồng mỗi USD, ngân hàng hợp thức hoá các khoản chênh này bằng các loại phí.

Hai tỷ giá trong ngân hàng lại hoành hành

Kiểm tra ngân hàng mua bán ngoại tệ vượt trần

Mức chênh này dự báo sẽ tăng tới 1.200 đồng/USD vào 2 tháng cuối năm, và cận Tết Nguyên đán.

Ngân hàng ăn chênh lớn

Vừa nhập lô hàng linh kiện máy tính trị giá 500.000 USD, thế nhưng giám đốc Công ty Cổ phần ACB (Đống Đa – Hà Nội) đang rất lúng túng vì không xoay đủ số ngoại tệ để trả khách hàng. Dù là khách quen của ngân hàng (NH), nhưng ACB cũng chỉ mua được 1/3 số tiền cần thiết, số còn lại đành phải hỏi mua từ bên ngoài, hoặc vay mượn tạm bạn bè.

“Vay tiền đồng đã khó, vay ngoại tệ càng khó hơn vì không phải ai cũng sẵn tiền. Cuối năm bạn bè kinh doanh cũng dồn tiền làm ăn hết cả, tôi chưa biết xoay đâu 2/3 số tiền còn lại để kịp trả khách hàng vào giữa tháng tới”- ông Nguyễn Anh – giám đốc ACB lo lắng.

Hai tỷ giá trong ngân hàng lại hoành hành

Các DN đang phải mua đô la Mỹ tại ngân hàng với giá cao hơn niêm yết

Ảnh: IT

Không chỉ doanh nghiệp (DN) thương mại lo sốt vó vì thiếu ngoại tệ, mà ngay cả các DN sản xuất cũng đang "than trời" vì không thể mua được ngoại tệ từ NH. Ông Trần Văn Khánh – Phó giám đốc Công ty CP Cơ khí Vĩnh Phúc phản ánh, mỗi năm công ty này nhập khẩu trung bình 300.000 tấn phôi thép để sản xuất. Tuy nhiên, gần đây tình hình nhập khẩu rất khó khăn, DN phải mua đô la với tỷ giá cao hơn giá niêm yết tại NH.

Còn theo ông Nghiêm Xuân Đa, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, đã xuất hiện tỷ giá chính thức và không chính thức ngay trong hệ thống NH. Muốn mua được đô la từ NH để dễ dàng hoạch toán chi phí, DN buộc phải đồng ý với giá bán bằng ngoài thị trường, nếu không NH từ chối bán. Điều này khiến cho chi phí vốn của DN cao lên.

Vị Phó Tổng giám đốc này thông tin thêm, hiện mức chênh giữa giá bán niêm yết và thực tế đồng ngoại tệ trong hệ thống NH là 600-800 đồng/USD. Tình hình cuối năm có thể diễn biến xấu hơn, mức chênh này có khả năng tăng lên 1.200 đồng/USD, như năm 2008. “Trong 10 tháng chúng tôi có lãi nhưng lo ngại nếu chênh lệch tỷ giá vẫn tiếp diễn trong quý 4 thì DN sẽ bị “quét” sạch lãi của 10 tháng vừa rồi” – ông Đa quan ngại.

Cán bộ nguồn vốn một NH trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thừa nhận, thời gian gần đây tỷ giá liên NH biến động mạnh, tới 20.803 đồng/USD, nên đồng bạc xanh trong hệ thống NH hiện cũng đã niêm yết vượt 21.000 đồng/USD. Để có nguồn USD cung ứng cho các DN nhập khẩu, NH phải mua theo giá thỏa thuận, nhưng không phải DN nào cũng mua được vì nguồn đô la trong NH cũng có hạn.

Về khoản chênh giữa giá chính thức và giá bán thực tế, cán bộ này cho biết, NH sẽ tính vào các khoản phí: phí kiểm đếm ngoại tệ, phí giao dịch ngoại tệ, phí giải ngân… “DN mua ngoài thị trường tự do khoản chênh giá mua – bán không thể hoạch định được trên giấy tờ sổ sách, nên dù giá trong NH và ngoài thị trường gần bằng nhau, nhiều DN vẫn chấp nhận vay NH”- cán bộ này nói.

“Nhắm mắt” mua từ chợ đen

Với các DN không thể “xoay” đô la trong NH, họ đành tìm tới USD chợ đen. Nhưng hiện tại nguồn này

Ông Nguyễn Anh – Giám đốc Công ty CP ACB: “200.000 USD vừa mua được với tỷ giá 21.700 đồng/USD, so với mức trần quy định là 21.011 đồng/USD, số tiền chênh hơn 600 đồng/USD tôi chưa biết hoạch toán chi phí thế nào để ghi vào sổ sách kế toán đây”.

cũng đang rất khó khăn, vì giữa tháng 10, NHNN đã ban hành Nghị định 95 nhằm siết chặt hoạt động mua bán ngoại tệ ngoài thị trường tự do. Theo chia sẻ của Giám đốc Công ty ACB, phải rất khó khăn công ty này mới mua được 200.000 USD từ nhiều nguồn, trong đó có cả chợ đen, số còn lại vị giám đốc này đang tính sẽ phải “xoay” qua kênh người quen, bạn bè…

Trao đổi với Infonet, ông Vũ Văn Chuyện – Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) thừa nhận, việc các DN không mua được ngoại tệ từ NH là có. Trực tiếp Vụ Công nghiệp nặng và lãnh đạo Bộ Công thương đã không dưới 3 lần làm việc với NH Nhà nước nhằm tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho DN thép, song tình hình vẫn chưa được cải thiện.

“Ngay cả ba đối tượng được hưởng ưu tiên cân đối ngoại tệ theo Nghị định 108 là hạ tầng giao thông, môi trường, điện năng NH Nhà nước cũng chưa thể đáp ứng đủ, thì DN vẫn cứ phải xếp hàng chờ” – ông Chuyện nói và cho biết, Bộ Công thương vẫn sẽ nỗ lực để tìm hướng tháo gỡ nút thắt ngoại tệ cho DN trong ngành.

Diễn biến thị trường ngoại tệ trong NH từ đầu tháng 10 khá căng thẳng. Tính từ 6/10, tỷ giá VND/USD trong hệ thống liên NH đã đắt thêm 175 đồng, tương đương 0,85%. Dư địa còn lại theo thông điệp neo tỷ giá cuối năm không quá 1% chỉ còn lại 0,15% - quá mong manh.

Cùng với đó, dù đã có quy định DN nhập khẩu lớn phải bán đô la cho NH, nhưng không phải DN nào cũng tuân thủ bởi lo ngại nhỡ bán rồi đến lúc cần mua lại rất khó, nên thường chủ DN thường chỉ bán một lượng rất nhỏ "gọi là có", rồi “ôm” phần lớn ngoại tệ đến khi có nhu cầu sử dụng.

Nguồn dự trữ trong NH mỏng, cộng dồn với thời điểm cuối năm các hợp đồng vay bằng ngoại tệ đáo hạn, khiến cầu đồng bạc xanh càng tăng lên, là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng “khan” đô la cả trong và ngoài thị trường chính thức.

Tuy nhiên, Nguyên thống đốc NH Nhà nước Lê Đức Thúy cho rằng, tỷ giá trên thị trường sẽ gia tăng và điều này đã được cảnh báo từ đầu năm, nhưng sẽ không gay gắt như hồi trước tháng 2/2011. Chênh lệch tỷ giá trong và ngoài thị trường chính thức cũng sẽ tiếp tục xa hơn. Tỷ giá chợ đen lúc cao điểm có thể lên đến 22.000 đồng/USD nhưng sẽ không vượt quá mốc này. Sau Tết, nếu nguồn cung ngoại tệ khá hơn thì diễn biến thị trường có thể diễn biến sáng sủa hơn.

Hải Nam


Ảnh: IT

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?