Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy

“Hơn mười năm trồng hoa nhưng chưa khi nào tôi thấy giá hoa lại xuống thê thảm như vậy. Nhiều hộ gia đình còn bỏ hoa trên ruộng không cắt”, người trồng hoa Tây Tựu chua xót.

Do giá hoa quá rẻ mạt, những người dân trồng hoa ở Tây Tựu đã bỏ mặc những ruộng hoa đến kỳ thu hoạch cho héo úa hoặc cắt đi đổ rác.

Hoa Tây Tựu là một trong những nguồn cung cấp các loại hoa tươi chủ yếu cho thị trường hoa Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, mùa vụ năm nay, trên cánh đồng hoa của làng hoa Tây Tựu vẫn vắng ngắt người, thấp thoáng mới có dăm ba nhà đi tưới nước cho hoa.

Có thâm niên hơn 10 năm trong nghề, ông Bùi Trung Quyết (61 tuổi, xã Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) buồn rầu cho biết:

“Hơn mười năm trồng hoa nhưng chưa khi nào tôi thấy giá hoa lại xuống thê thảm như vậy. Nhiều hộ gia đình còn bỏ hoa trên ruộng không thèm cắt”, ông Quyết cho biết.

Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy - ảnh 1

Ông Quyết đang rầu lòng chuẩn bị phun thuốc cho những lứa hoa bán sau dịp Tết

Để chuẩn bị cho tết Ất Mùi 2015, gia đình ông thuê 2 mẫu 9 ruộng của các hộ gia đình khác với chi phí 1, 3 triệu/sào/năm để trồng hoa. Hoa từ lúc trồng đến lúc cho thu hoạch chỉ chừng 100 ngày tuy nhiên mỗi một năm gia đình ông cũng chỉ thu nhập được hai vụ. Từ tháng giêng đến tháng 8 âm lịch là trồng các loại hoa truyền thống và từ tháng 9 âm lịch trở đi gia đình ông bắt đầu xuống giống các loại hoa phục vụ tết. Trong đó, 1 mẫu gia đình ông trồng hoa ly và 1,9 mẫu còn lại trồng các loại hoa truyền thống như cúc, hồng, hoa thược dược....

Tuy nhiên, do thời tiết năm nay ấm áp hơn nên 2,9 mẫu hoa của gia đình ông đang đứng trước nguy cơ bị lỗ nặng khi giá bán buôn cho các nhà hoa chỉ  dao động từ 100  đồng đến 200 đồng/bông.

Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy - ảnh 2

Những ruộng hoa cúc héo úa trên cánh đồng không khó kiếm khi tìm đến với làng hoa Tây Tựu

“Thời tiết càng khắc nghiệt thì người dân Tây Tựu càng được nhờ. Gia đình nào chăm hoa tốt thì có lãi lớn. Còn thời tiết càng ấm, hoa càng được mùa thì thu nhập của người dân từ nghề trồng hoa càng thê thảm”, ông Quyết tâm sự.

Theo khảo sát của PV, không chỉ riêng gia đình ông Quyết xã Tây Tựu đang phải hứng chịu tình trạng trên mà hàng trăm hộ nông dân trồng hoa ở đây cũng đang trong cảnh dở khóc, dở cười vì hoa đem đi bán không có người mua.

Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy - ảnh 3

Vườn hoa cúc của gia đình ông Quyết phải cắt bỏ ngổn ngang thành rác thải trên bờ ruộng

Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy - ảnh 4

Giá bán hiện nay của mỗi bó cúc 50 bông không quá 20 nghìn đồng

Sở hữu trong tay 5 sào hoa cúc tuy nhiên cũng không khá khẩm hơn các hộ trồng hoa khác, gia đình anh Liên (45 tuổi, xã Tây Tựu) vừa phải tự tay ngắt bỏ 1,5 sào hoa cúc vì lý do không có người mua.

Theo anh Liên, nếu như các năm trước người mua hoa tìm đến tận vườn đặt mua thì năm nay 15 nghìn đồng/bó 50 bông cúc vàng cũng không có người mua.

Lý giải về điều này, anh Liên cho biết: Một phần do thời tiết năm nay thuận lợi cho hoa sinh trưởng, một phần do người dân mở rộng diện tích trồng hoa sang các huyện lân cận như Đan Phượng, Hoài Đức rồi các tỉnh khác như Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình... người dân cũng đổ xô đi trồng hoa khiến năm nay hoa xuống giá kỷ lục

Giá bán xuống quá thấp, nhiều hộ gia đình chọn phương án để hoa lại trên ruộng, chờ được giá hơn những mong thu hồi vốn tuy nhiên theo các hộ nông dân ở đây cho biết thời tiết cứ như thế này thì số hoa còn lại trên ruộng chỉ còn cách “cắt đi đem làm phân bón ruộng”.

Hà Nội: Chưa bao giờ giá hoa thê thảm đến vậy - ảnh 5

Không chỉ hoa cúc xuống giá thê thảm, hoa ly năm nay dự đoán cũng không cho thu nhập cao

Gắn bó với nghề trồng hoa từ khi còn nhỏ anh Định (30 tuổi, xã Tây Tựu) cũng không dấu nổi nỗi buồn khi ngước nhìn những ruộng hoa đang héo dần vì không có người chăm tưới.

Mùa năm nay gia đình anh trồng 9 sào gồm 2 sào ly, còn lại anh trồng hoa cúc và hoa hồng. Tuy nhiên, cũng không khá khẩm hơn các gia đình khác số cúc cho thu hoạch gia đình anh cũng đành bán tống bán tháo.

Theo anh Định, với mỗi một sào hoa ly người nông dân phải bỏ ra 400 nghìn đồng tiền mua phân bón ruộng, 1,5 đến 2 triệu tiền giống mầm và 800 nghìn tiền điện thắp sáng, chưa tính đến các chi phí khác như thuốc trừ sâu, lưới giăng, mua cọc. Tuy nhiên, theo tính toán của anh Định 2 sào ly nhà anh cũng không có dấu hiệu khả thi khi nụ hoa còn quá nhỏ, khó nở đúng dịp Tết.

Mà theo anh: “Cứ ra tết giá hoa lại xuống thấp hơn, lúc đấy người dân nào chưa bán hết hoa trong đợt tết thì cũng đành bán nốt những mong thu hồi được đồng nào thì hay đồng nấy”.

Chia sẻ về dự tính cho vụ hoa sắp tới, anh Định cho biết: “Hoa năm nay dù có lỗ thì đến mùa năm sau người dân cũng vẫn phải trồng hoa thôi chứ không trồng hoa thì biết trồng cây gì. Chỉ hi vọng rằng năm sau trời thương cho thu để đỡ lại phần chi phí cho đợt này”.

Lại Hà

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.