Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất và tiêu thụ nông sản

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, hiện trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có 150 doanh nghiệp, HTX ứng dụng KHCN vào sản xuất các mặt hàng nông sản đặc trưng của vùng.

Với mục tiêu nâng cao năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp, HTX thông qua hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới và sáng tạo, gắn với chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi vai trò của KHCN từ gắn với phát triển KT-XH sang phục vụ phát triển KT-XH và đến năm 2025 đạt vị trí dẫn dắt phát triển KT-XH, UBND đã tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND (Kế hoạch 16) về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo trong các doanh nghiệp, HTX tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

Thực hiện Kế hoạch 16 của UBND tỉnh, với các nội dung hỗ trợ của tỉnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX trong toàn tỉnh trong việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp, HTX trên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Công viên), nơi có rất nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản nức tiếng của tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, hiện trên địa bàn Công viên đá có 150 doanh nghiệp, HTX ứng dụng KHCN vào sản xuất các mặt hàng nông sản đặc trưng của vùng, với các sản phẩm nổi tiếng như chè Shan Tuyết Lũng Phìn, mật ong bạc hà, các sản phẩm từ tam giác mạch, thịt bò vàng, lợn đen bản địa, rượu ngô, ớt Đồng Văn...

{keywords}
Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Khi triển khai Kế hoạch 16 của tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo, sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh việc đổi mới, ứng dụng KHCN, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá và kết nối tiêu thụ. Qua đó, sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút, thúc đẩy phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn Công viên địa chất; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Trên tinh thần đó, cùng với sự triển khai của tỉnh, của Sở KH&CN cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị chức năng của tỉnh, các địa phường vùng Cao nguyên đá cần nắm lấy cơ hội với các cơ chế từ Kế hoạch 16 của UBND tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn; thúc đẩy KHCN ở địa phương từ việc gắn với phát triển KT-XH sang phục vụ phát triển KT-XH và đến năm 2025 đạt vị trí dẫn dắt phát triển KT-XH. Trên tinh thần đó cũng sẽ góp phần vào việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị của Công viên một cách bền vững.

Hà Giang là một trong những tỉnh KT-XH khó khăn nhất cả nước. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 là việc đẩy mạnh chuyển đổi số để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Những nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, đổi mới cách làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đang đươc quan tâm, thúc đẩy, đã và đang đem tới những thành quả đáng ghi nhận.

Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân đã rất tích cực khai thác các ứng dụng mạng xã hội để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giao lưu, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Hà Giang. Đặc biệt là việc phối hợp xây dựng các gian hàng ảo để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của Hà Giang trong thời gian qua đã được tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương, Sở VHTT&DL và một số ngành thực hiện khá tốt. Nhiều sản phẩm hàng hóa đã được tiêu thụ tốt qua cách làm này.

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân quảng bá, tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Qua thực tế triển khai cho thấy đây là hướng đi phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân, doanh nghiệp, HTX.

{keywords}
Sản phẩm cam vàng Hà Giang được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử PostMart.vn.

UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Giang niên vụ 2021 - 2022. Trong đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX ứng dụng TMĐT trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm với nhiều nội dung như: Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thành lập Website kết nối với các sàn giao dịch TMĐT; Triển khai hiệu quả chương trình hợp tác với Tập đoàn FPT trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT như Sendo; Lazada; Voso, Postmart. Phối hợp, liên kết với các tổ chức, đơn vị chuyên ngành xúc tiến thương mại, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các lĩnh vực, như: TMĐT, xây dựng thương hiệu, kỹ năng nghiên cứu phát triển thị trường…

Bà Lý Mùi Mương, đại diện HTX Thương mại - dịch vụ và chế biến nông, lâm sản Hoàng Su Phì chia sẻ: "Sau khi được Sở Công Thương giới thiệu về sàn TMĐT Voso.vn và Postmart.vn, chúng tôi nhận thấy đây là kênh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm rất hữu hiệu trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Không chỉ tập huấn lý thuyết mà chúng tôi còn được hỗ trợ thao tác trực tiếp trên thiết bị điện thoại thông minh, hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT.

Bước đầu, chúng tôi cũng khá bỡ ngỡ vì chưa có kinh nghiệm, nhưng hiện tại nhiều người đã khá thành thục các thao tác. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản đều nhận thức rõ, bán hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT là cơ hội rất tốt để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước; giúp nông dân, HTX chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở thêm thị trường mới bền vững cho các mặt hàng nông sản nên rất nhiệt tình hưởng ứng kênh tiêu thụ sản phẩm mới này".

Đầu tháng 10 vừa qua, Siêu thị trực tuyến PostMart đã đến xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) ký kết và mua 10 tấn cam vàng Hà Giang, tiêu thụ sản phẩm cho HTX nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc. Đây là chuyến hàng nông sản đầu tiên của tỉnh được tiêu thụ thông qua sàn giao dịch TMĐT, do khách hàng các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định và Đắk Nông đặt mua. Trong quá trình cung ứng sản phẩm cho PostMart, Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trực tiếp xuống tận các vườn cam để kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Bưu điện Hà Giang cũng chủ động giám sát việc thu hái cam, dán tem, đóng hộp và vận chuyển. 

Giám đốc HTX Nông dân trồng cam sạch xã Vĩnh Phúc, Trần Trung Thuyết cho biết: "Vừa qua, siêu thị trực tuyến PostMart đã đến tận nơi thu mua cam, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như vậy, chúng tôi nhận thấy bán hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT sẽ là giải pháp hiệu quả và là hướng đi mới cho HTX trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

HTX sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các thành viên tích cực sản xuất đảm bảo mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thu hái đúng quy trình kỹ thuật để khẳng định uy tín, thương hiệu cam Hà Giang với thị trường. Cùng với đó, tích cực tập huấn, thực hành các thao tác vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm".

Hiền Anh

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.