Góc khuất giao đất xây Chùa Bái Đính, Tam Chúc: Không rõ mục đích sử dụng

Việc xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không? Việc giao đất xây chùa là giao cho ai, có tính tiền sử dụng đất không?... Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản trả lời ĐBQH xung quanh vấn đề này, hé lộ nhiều thông tin ngỡ ngàng.

Trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội về căn cứ nào cho việc cấp hàng ngàn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng... để doanh nghiệp xây chùa? Việc xây chùa có nằm trong quy hoạch sử dụng đất không? Việc giao đất được tính giá như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo quy định của Luật đất đai thì việc giao đất, cho thuê đất căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư được phê duyệt.

Đối với việc giao đất cho chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình), chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam), Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên), Khu du lịch văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp (thành phố Hải Phòng), trên cơ sở báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố và rà soát các thông tin có liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) báo cáo cụ thể.

Chùa Bái Đính mới được xây dựng bên cạnh khu vực chùa cổ Bái Đính cũ trên núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Khu núi chùa Bái Đính có quy mô diện tích 1.005,3 ha, nằm trong quy hoạch tổng thể Khu du lịch Tràng An.

Đối với chùa Bái Đính tại tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính mới được xây dựng bên cạnh khu vực chùa cổ Bái Đính cũ trên núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Khu núi chùa Bái Đính có quy mô diện tích 1.005,3 ha, nằm trong quy hoạch tổng thể Khu du lịch Tràng An.

Bộ TN&MT cho biết, về căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng: Khu núi chùa Bái Đính mới đã được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được tiếp tục thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (phê duyệt năm 2014) và trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp tỉnh, huyện (được phê duyệt trong năm 2017).

Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1875/QĐ-UBND ngày 10/8/2004 (quy mô diện tích là 1.566 ha), được điều chỉnh tại Quyết định số 2570/QĐUBND ngày 18/11/2005 (quy mô diện tích là 1.961 ha). Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 ha.

Về giao đất, cho thuê đất, từ năm 2006 đến năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành 9 Quyết định thu hồi diện tích 518,3 ha đất (chiếm 51,5 % so với quy hoạch được duyệt) bao gồm: đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 184,9 ha; đất do BQL rừng phòng hộ huyện Gia Viễn là 67,6 ha; đất do UBND xã quản lý là 178,9 ha; đất hoang, đất xâm canh 36,7 ha. Giao đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 495,3 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn 4,3 ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.

Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật đất đai nên chưa đủ cơ ở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”, Bộ TN&MT trả lời.

Đối với chùa Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam

Chùa Tam Chúc mới được xây dựng bên cạnh chùa cổ Tam Chúc, thuộc quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (quy mô diện tích khoảng 4.000 ha).

Đối với chùa Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam.

Bộ TN&MT cho biết, khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã có quy hoạch tổng thể được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 15/02/2006 (quy mô 2.042,39 ha); được điều chỉnh tại Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 (quy mô 5.100 ha) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 526/QĐ-TTg (quy mô 4.000 ha), gồm nhiều khu chức năng, trong đó Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc có diện tích: 1.205 ha.

Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc đã được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất các cấp tỉnh, huyện ở các giai đoạn (2006-2010 và 2011 - 2020).

Về chủ trương đầu tư và dự án đầu tư, năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc, với diện tích là 2.042.39 ha, chủ đầu tư là Sở Thương Mại Du lịch. Đến năm 2008, UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân trường thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc, với diện tích là 2.042.39 ha.

Về giao đất, cho thuê đất, từ năm 2006 đến năm 2009, UBND Hà Nam đã ban hành 4 Quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để phát triển Khu du lịch Tam Chúc, với tổng diện tích là 815,1 ha (gồm: Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 01/6/2006: diện tích 5,9 ha; Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 08/7/2006: diện tích 493,7 ha); Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 25/10/2006: diện tích 9,4 ha; Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 26/8/2009: diện tích 306,1 ha).

Từ năm 2008 đến năm 2011, UBND Hà Nam ban hành 2 Quyết định thu hồi đất đã giao cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và giao toàn bộ diện tích 815,1 ha nói trên cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc theo dự án được duyệt.

Trong đó, tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 04/11/2008 cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường thuê đất với diện tích 509,0 ha; thời hạn 50 năm.

Tại Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 09/11/2011 giao đất cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường với diện tích 306,1 ha, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.

Các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung. Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai; chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại)”, Bộ TN&MT trả lời.

Đối với Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc tại tỉnh Thái Nguyên

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa có quy mô sử dụng đất của là 19,9 ha, trong đó thuộc xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ là 18,0 ha; thuộc xã Phúc Tân - thị xã Phổ Yên là 1,9 ha.

Bộ TN&MT cho biết, về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc phù hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐTTg ngày 30/12/2011; Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2228/QĐ-TTg ngày 18/11/2016.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên có quy mô 18.940,77 ha (theo Quyết định số 3212/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh), trong đó Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc là dự án thành phần (chỉ có quy mô diện tích đất là 19,9 ha), trong quy hoạch Vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc.  

Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối 2016-2020 tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/5/2018; phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đại Từ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 528/QĐUBND ngày 25/02/2019; phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thị xã Phổ Yên đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 23/4/2019.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt tại Quyết định số 4133/QĐ-UBND ngày 28/12/2018.

Về chủ trương đầu tư và dự án đầu tư. Bộ TN&MT cho biết, đã được HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua tại Nghị quyết số 107/NQ-HĐND ngày 24/3/2016. Trên cơ sở đó, ngày 06/7/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1674/QĐ-UBND đồng ý chủ trương cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 26/4/2019, Dự án được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 3546/QĐ-UBND ngày 13/11/2017.

Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng một khu du lịch văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc có tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kết hợp các loại hình du lịch mà đặc trưng cơ bản là: lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng … đáp ứng nhu cầu tâm linh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên sân khấu ngoài trời; cung cấp các dịch vụ giải trí lành mạnh cho du khách nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, dân tộc, góp phần tôn tạo, làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên Hồ Núi Cốc để thu hút khách thập phương và quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế du lịch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Hạng mục chính của dự án gồm: Khu tháp; khu tam quan, bến thuyền; khu đền mẫu; bãi đỗ xe. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 2.956 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là vốn của chủ đầu tư và vốn huy động hợp pháp khác.

Về cơ cấu và hình thức sử dụng đất: Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc là một dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư với diện tích sử dụng đất là 19,9 ha.

Trong đó, đối với diện tích 9,71 ha được quy hoạch là đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong đó có công trình Đền Gàn là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đã được xếp hạng. Việc quản lý đất đai, công trình xây dựng đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện theo quy định của Luật đất đai, Luật di sản; sau khi Doanh nghiệp đầu tư xây dựng xong công trình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ bàn giao cho Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam và chính quyền địa phương để quản lý, khai thác, vận hành; tiền thu được từ việc công đức do Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam quản lý, sử dụng.

Đối với diện tích 10,19 ha quy hoạch là đất kinh doanh dịch vụ (theo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án số 1122/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên thì chủ yếu là bãi đỗ xe), Doanh nghiệp sẽ phải thuê đất với Nhà nước và trả tiền thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật đất đai.  Đến nay, UBND tỉnh chưa giao đất cho doanh nghiệp, do hiện nay doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế dự án theo quy hoạch được duyệt, chưa có hồ sơ xin thuê đất theo quy định.

Về xác định giá thuê đất, giá tiền thuê đất của Doanh nghiệp sẽ được UBND tỉnh xác định cụ thể tại thời điểm UBND tỉnh quyết định cho Doanh nghiệp thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Luật đất đai năm 2013. 

Đối với Khu du lịch văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp tại TP Hải Phòng

Ngày 30/10/2015, thành phố Hải Phòng có thông báo số 288/TB-UBND chấp thuận chủ trương và cho phép Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khảo sát diện tích khoảng 500 ha tại khu vực đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 và Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện, UBND thành phố Hải Phòng đang làm thủ tục để hủy bỏ thông báo trên.

Minh Thư
Từ khóa: tiền sử dụng đất thuê đất Chùa Bái Đính Tam Chúc khu tâm linh Hồ Núi Cốc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.