Biến tướng, cho vay tiền thế chấp tài khoản facebook, icloud

Trong trăm nghìn kiểu cho vay biến tướng của các app cho vay nặng lãi hiện có trên thị trường, gần đây xuất hiện cả dịch vụ cho vay nặng lãi mà người vay tiền thế chấp… mật khẩu tài khoản facebook hoặc mật khẩu icloud cá nhân.

{keywords}
Quảng cáo trên MXH của hình thức cho vay thế chấp mật khẩu facebook.

Chậm trả lãi là tự mình “bêu riếu” mình

Vay tiền bằng tài khoản facebook là hình thức người vay dùng tài khoản facebook cá nhân của mình làm “tài sản” thế chấp. Trong suốt quá trình vay, con nợ sẽ vẫn được dùng facebook nhưng bên cho vay giành quyền chủ động thay đổi mật khẩu để quản lý facebook của con nợ.

Em vẫn có thể duy trì đăng nhập sử dụng bình thường nhưng không đổi được mật khẩu trong suốt quá trình vay. Sau khi tất toán xong khoản vay, bên anh sẽ hoàn trả lại mật khẩu cho em”, một nhân viên tư vấn của đơn vị cung cấp dịch vụ này cho biết.

Vẫn theo lời nhân viên tư vấn trên, lãi suất cho vay rất cao, là 10.000 đồng/1 triệu/ngày, định kỳ trả lãi 15 ngày/lần.

Bên anh phí vay (lãi vay – PV) là 10k/1 triệu/ngày. Cứ 15 ngày trả phí vay một lần. Thời hạn cho vay từ 1 tháng trở lên, em thanh toán khoản vay gốc khi tất toán. Ví dụ, vay 5 triệu thì cứ 15 ngày đóng phí 750k/lần…”, tư vấn viên này giải thích thêm.

{keywords}
Theo tư vấn viên, vay 5 triệu đồng sẽ phải trả lãi 750.000 đồng/15 ngày.

Phương thức này nghe qua tưởng đơn giản khiến không ít các con nợ chuyên “cày app” tưởng bở, nhưng thực chất các đối tượng cung cấp dịch vụ tín dụng đen tìm hiểu rất kỹ thông tin về người vay cũng như “tài sản” thế chấp.

Liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ này, được biết điều kiện để vay tiền bằng tài khoản facebook gồm: Tài khoản facebook có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm trở lên và thường xuyên hoạt động. Ngoài ra người vay còn phải cung cấp hình ảnh cá nhân và chứng minh nhân dân, một số thông tin như công việc, nơi ở…

Trên một diễn đàn chuyên chia sẻ kinh nghiệm vay tiền từ các app cho vay, một tài khoản có tên “Kim Ngân” cho biết đang vay 2 triệu đồng và thế chấp bằng một tài khoản facebook chính của cô. Tài khoản này cũng khẳng định, việc “bùng” tiền đối với hình thức cho vay này gần như là không thể:

“Không thể bùng được đâu mọi người ơi, họ bắt quay video, ký các loại giấy tờ, đóng lãi trễ một ngày là cho out facebook của mình, trễ ngày thứ hai là họ đăng những thứ nội dung linh tinh lên facebook của mình, trễ tiếp là bị đăng video của mình lên facebook mình luôn”.

Trong khi đó, tài khoản facebook có tên “Duy Sepht” cho biết từng bị từ chối cho vay vì tài khoản facebook không đủ điều kiện. Điều kiện ở đây được xác định là thời gian kể từ ngày đăng ký tên tài khoản, nhân thân rõ ràng, số lượng bạn bè trên facebook, uy tín cá nhân, mối quan hệ với, tầm ảnh hưởng với bạn bè,…

{keywords}
Việc cho vay thế chấp bằng giấy tờ xe vẫn là hình thức cho vay phổ biến nhất hiện nay.

Dù thế nào, một khi đã đồng ý vay nợ và trao quyền truy cập cho người khác, người vay coi như đã nắm đằng lưỡi. Phía cho vay tự đề ra luật chơi buộc người vay phải chấp nhận thua thiệt. Trong trường hợp gặp sự cố bị thoát tài khoản facebook, bên cho vay có quyền quyết định về việc có hỗ trợ đăng nhập lại hay không.

Trường hợp không thanh toán đúng hạn bị thoát (khoá) tài khoản facebook, người vay sẽ chỉ được đăng nhập lại sau khi thanh toán xong đủ lãi và tiền phạt quá kỳ hạn chậm đóng.

Ngoài cho vay thế chấp bằng tài khoản facebook, nhóm cho vay này còn nhận thế chấp bằng đại học, đăng ký xe, thậm chí còn nhận thế chấp bằng… mật khẩu tài khoản icloud.

Cũng giống như hình thức thế chấp bằng tài khoản facebook, chủ nợ sẽ tiến hành đổi mật khẩu quản lý tài khoản icloud của con nợ trong suốt quá trình vay, và hoàn trả lại sau khi khách hàng tất toán.

{keywords}
Chia sẻ của một người bị công ty tài chính đòi nợ và tin nhắn của một "công ty đòi nợ".

Lãi “hút máu” người vay, một rừng “phí vay” vô lý

Được biết, ứng dụng cho vay này có tên “B..V..”, có địa chỉ tại Hà Nội và đang được quảng cáo công khai trên trang web và fanpage mạng xã hội.

Đáng chú ý, website của nhóm này quảng cáo lãi suất cho vay chỉ là 10%/năm, “áp dụng cố định với tất cả các khoản vay, tuyệt đối không có lãi suất nào khác”. Tuy nhiên, theo nội dung tư vấn của nhân viên tư vấn nói trên, mức lãi suất thực tế là 10.000 đồng/1 triệu/ngày, tức lên đến 1%/ngày.

Ngoài ra, các đối tượng còn thu thêm “phí vay” và được thu cùng ngày với ngày đóng của lãi vay. Phí vay được tính theo công thức: Phí vay = Số tiền khách hàng thanh toán mỗi kỳ – lãi suất.

Theo lý giải của các nhóm cho vay, việc thu “phí vay” nhằm mục đích “tăng chất lượng dịch vụ”, bao gồm phí tư vấn, phí thẩm định, phí giải ngân, phí quản lý hồ sơ, phí nhắc khách hàng thanh toán, phí hỗ trợ khách hàng, phí quản lý rủi ro khoản vay.

Do các mức phí tuỳ từng thời điểm khác nhau nên chúng tôi không bóc tách số tiền cụ thể từng loại phí này là bao nhiêu %. Mà chúng tôi sẽ công bố nó trong phần khách hàng cần thanh toán mỗi kỳ cùng với lãi suất”, đây là một cách lý giải rất mập mờ của bên cho vay.

{keywords}
Những cái bẫy tín dụng đen bủa vây người nghèo.

Không chỉ bị mất quyền tự do khi lựa chọn hình thức vay tiền nói trên, việc vay tiền thế chấp bằng tài khoản facebook hoặc tài khoản icloud chắc chắn khiến người vay bị xâm hại đời tư khi thông tin, hình ảnh đời tư, thậm chí là nhạy cảm, của mình được trao hoàn toàn cho nhóm người lạ.

Ngân Giang

Vay nợ dễ dãi, trả gấp nhiều lần vẫn khó rút chân ra

Vay nợ dễ dãi, trả gấp nhiều lần vẫn khó rút chân ra

Thủ tục cho vay dễ dãi, bù lại lãi cắt cổ. Nếu vay 2 triệu đồng qua app tín dụng đen, số tiền người vay được nhận chỉ vỏn vẹn 1,1-1,2 triệu đồng tùy app vì người vay bị thu một loạt thứ phí vô lý.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?