Gia thế cực 'khủng' của dàn lãnh đạo Techcombank

Trong số 8 thành viên HĐQT Techcombank (TCB), có Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh và 4 Phó Chủ tịch gồm: Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Thiều Quang, Nguyễn Cảnh Sơn, và Hồ Anh Ngọc.

Cả 5 người này đều là những “đại cự phú” không chỉ nhờ sở hữu cổ phần tại TCB mà còn sở hữu hàng loạt doanh nghiệp tầm cỡ khác. Những doanh nghiệp này ít nhiều có mối liên hệ với TCB.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh

Ông Hồ Hùng Anh (SN 1970) cùng những người thân trong gia đình hiện trực tiếp nắm giữ 17,59% vốn điều lệ của ngân hàng. Trong đó, cá nhân ông nắm giữ 1,11%; bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ đẻ) và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ) mỗi người nắm giữ 4,957%; ông Hồ Anh Minh (con trai) nắm giữ 3,929%; bà Hồ Thùy Anh (con gái) 0,54%.

Chỉ với việc sở hữu cổ phần tại TCB và Masan Group (MSN), ông Hồ Hùng Anh đã trở thành người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá trên 34 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy hiện là Giám đốc Công ty TNHH Việt Thành – Sài Đồng, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, đấu giá quyền sử dụng đất.

Bà Thủy cùng hai người con của mình (Hồ Anh Minh, Hồ Thùy Anh) cũng đang là cổ đông của CTCP Tập đoàn One Mount (một doanh nghiệp do ông Hồ Anh Ngọc, em trai ông Hùng Anh, làm Chủ tịch HĐQT).

Trong báo cáo quản trị, TCB cho biết bà Hồ Thùy Anh đang sở hữu 5% vốn của Tập đoàn One Mount. Trong khi ông Hồ Anh Minh cũng đang là cổ đông tại CTCP ONE SEAL (0,05%).

{keywords}
Ông Hồ Hùng Anh.

Phó Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang

Phó Chủ tịch TCB Nguyễn Đăng Quang (SN 1963) hiện là Chủ tịch HĐQT tại MSN, đồng thời sở hữu 14,93% cổ phần tại doanh nghiệp số 1 về hàng tiêu dùng này.

Thông qua MSN và TCB, ông Quang hiện đứng thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản 33,68 nghìn tỷ đồng.

Vị doanh nhân này đồng thời là Chủ tịch HĐQT tại các doanh nghiệp như: Phúc Long Heritage (trà sữa Phúc Long), CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, CTCP Mobicast.

{keywords}
Ông Nguyễn Đăng Quang và bà Nguyễn Hoàng Yến.

Vợ ông Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến (SN 1963), người được mệnh danh là “nữ hoàng nước chấm” - hiện là thành viên HĐQT tại MSN, MCH, Bột giặt NET, và Vinacafe Biên Hòa.

Bà Yến cũng là Chủ tịch HĐQT của một loạt công ty con của MSN gồm:  Masan Long An, Nam Ngư Phú Quốc, Masan PQ, Cát Trắng, đồng thời là Phó TGĐ MCH.

Chỉ tính cổ phần tại MSN và MCH, bà Yến đã sở hữu khối tài sản lên đến 5,6 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 25 trong danh sách tỷ phú chứng khoán.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thiều Quang

Ông Nguyễn Thiều Quang (SN 1959) hiện đang nắm giữ 0,86% cổ phần tại TCB, trong khi vợ và các con của ông nắm giữ 0,045%.

Với việc sở hữu lượng lớn cổ phần tại TCB và MSN, ông Thiều Quang đang có 1.400 tỷ đồng và đứng thứ 96 trong danh sách các tỷ phú chứng khoán.

Ông Thiều Quang còn là Chủ tịch Công ty Môi trường và Xây dựng Sài Gòn – Senco, Chủ tịch Công ty Hoa Sen vàng Kim Huỳnh, Thành viên HĐQT TCBS.

Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Thiều Quang và ông Nguyễn Đăng Quang không chỉ là người đồng cấp tại Techcombank khi ông Thiều Quang còn là Thành viên HĐQT tại MCH.

{keywords}
Ông Nguyễn Thiều Quang.

Bà Phùng Minh Nguyệt (vợ ông Thiều Quang) hiện là Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoa Sen Vàng.

Nổi bật hơn cả là ông Nguyễn Thiều Nam (SN 1970, em ruột ông Thiều Quang) được biết đến với vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Masan. Bản thân ông Nam cũng là thành viên HĐQT MSN.

Vị doanh nhân này còn là Chủ tịch HĐQT một loạt công ty gồm: Xây dựng Hoa Hướng Dương, Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo, Masan Brewery, Masan Brewery Distribution, Masan Brewery MB, Masan Brewery HG, Masan Brewery PY, Vineco Tam Đảo, Vineco Đồng Nai.

Ngoài ra, ông Nguyễn Thiều Nam còn được biết đến với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tài nguyên Masan (MSR), Thành viên HĐQT một loạt công ty gồm: Masan Consumer Holdings, The CrownX, Bất động sản Masan,  Nước khoáng Quảng Ninh, Vonfram Masan, và Baltic Titan.

Phó Chủ tịch Nguyễn Cảnh Sơn

Phó Chủ tịch HĐQT TCB Nguyễn Cảnh Sơn (SN 1967) vốn được biết đến là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP EuroWindow và EuroWindow Holdings.

Ông Sơn còn là một doanh nhân có tầm cỡ tại Liên bang Nga khi đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Trung tâm Thương mại Hà Nội – Matxcova (Incentra). Chủ tịch HĐQT các doanh nghiệp: EuroWindow Quảng Bình Luxury, Quảng Bình Five Star, Đầu tư BĐS EuroWindow Light City, Đầu tư phát triển BĐS Euro Window Sport City, và CTCP Nam Bắc.

Ông Sơn còn có tên trong HĐQT các doanh nghiệp gồm: Đầu tư và Du lịch T&M Vân Phong, Đầu tư Xây dựng và Phát triển công nghệ cao (Decotech), CTCP Quản lý và khai thác tổ hợp Trung tâm Văn hóa Thương mại Khách sạn Hà Nội – Matxcova, Đầu tư Trung tâm thương mại Vinh (Vicentra), Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1) và Công ty Đầu tư Incetra.

Cá nhân ông Sơn trực tiếp sở hữu 0,51% cổ phần tại TCB và 0,03% cổ phần tại EuroWindow. Chỉ tính riêng lượng cổ phần tại TCB cũng đã đủ cho ông Sơn đứng thứ 181 trong danh sách các tỷ phú với 650 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Nguyễn Phương Hoa (vợ ông Sơn) nắm giữ 2,16% cổ phần tại TCB, ông Nguyễn Cảnh Tùng (con trai ông Sơn) cũng đang là cổ đông của TCB với việc nắm giữ 0,59% cổ phần.

{keywords}
Ông Nguyễn Cảnh Sơn (trái) và Nguyễn Cảnh Hồng.

Nhắc đến đế chế Euro Window phải kể đến em ruột ông Sơn là ông Nguyễn Cảnh Hồng, hiện là Chủ tịch kiêm TGĐ CTCP Xây dựng và Phát triển Công nghệ cao (Hitech); Chủ tịch HĐQT một loạt công ty gồm: CTCP Quản lý và khai thác tổ hợp Trung tâm Văn hóa Thương mại Khách sạn Hà Nội – Matxcova, CTCP Đầu tư Trung tâm Thương mại Hà Nội – Matxcova (Incentra), CTCP Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1), Thương mại và Vận tải Đa Phương Thức, Đầu tư Xây dựng tòa nhà Mê Linh, Đầu tư và Du lịch T&M Vân Phong, và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển đô thị ven hồ và Công viên Yên Sở.

Ông Hồng còn là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Bình. Thành viên HĐQT tại các công ty: Incentra, CTCP Trang trại Đông Dư, CTCP Diera Corp (bà Ngô Minh Phương, con dâu ông Cảnh Sơn là TGĐ công ty này).

Ông Nguyễn Cảnh Hồng và Nguyễn Cảnh Tùng (con trai ông Sơn) cũng đang là Thành viên HĐQT tại Euro Window Holdings. Ông Cảnh Tùng Phó TGĐ tại CTCP Đầu tư Du lịch Euro Window Nha Trang.

Phó Chủ tịch Hồ Anh Ngọc

Trong số các Phó Chủ tịch HĐQT TCB, ông Hồ Anh Ngọc được biết đến là em trai Chủ tịch Hồ Hùng Anh và là người kín tiếng nhất. Tuy không trực tiếp sở hữu cổ phần tại TCB nhưng vợ ông (bà Nguyễn Hương Liên) hiện đang nắm giữ 1,98% cổ phần tại ngân hàng này.

Tuy nhiên, khối tài sản khủng của ông Hồ Anh Ngọc thực sự nằm tại Tập đoàn One Mount, nơi ông đang là Chủ tịch HĐQT. Ông Ngọc đồng thời là Chủ tịch HĐQT các công ty trong hệ sinh thái One Mount gồm: One Mount Real Estate, One Mount Distribution, và One Mount Consumer. Ông Ngọc còn là thành viên HĐTV Công ty TNHH Du thuyền Việt Nam.

Vợ ông Ngọc, bà Nguyễn Hương Liên là Thành viên HĐQT CTCP TC Advisors. Trong khi đó, bố vợ ông Ngọc là ông Nguyễn Thanh Bình là cổ đông của công ty này. Mẹ vợ ông Ngọc, bà Hồ Thị Ngọc Hương là cổ đông của CTCP Top CV Việt Nam.

{keywords}
Ông Hồ Anh Ngọc (thứ hai từ phải qua) cùng các thành viên HĐQT TCB.

Bà Nguyễn Hương Liên cũng là thành viên HĐQT của hai công ty là CTCP CLB Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Hợp tác kinh doanh và Phát triển ISADO.

Nói thêm về đế chế One Mount, tập đoàn non trẻ này đã trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu với 3 trụ cột chính là Vinshop, VinID và OneHousing. Trong đó, OneHousing ra mắt vào năm 2020 và vừa ra mắt “Công cụ định giá nhà, Công cụ phân tích thị trường và dự án BĐS, Giải pháp tài chính cho người mua nhà” được Google dánh giá là mang lại trải nghiệm xuất sắc, dịch vụ có tính bảo mật, hiệu suất cao và đáng tin cậy.

Tuân Nguyễn

Chân dung 13 gia đình giàu nhất ngành ngân hàng: Sở hữu hơn 210.000 tỷ đồng, VPB và TCB chiếm một nửa danh sách

Chân dung 13 gia đình giàu nhất ngành ngân hàng: Sở hữu hơn 210.000 tỷ đồng, VPB và TCB chiếm một nửa danh sách

Đây cũng phần lớn là những doanh nhân thuộc thế hệ khởi nghiệp từ Đông Âu quay về nước lập nghiệp.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.