Gia tăng tranh chấp chung cư, cơ quan chức năng cần vào cuộc

Ngày càng xảy ra nhiều cuộc tranh chấp giữa người mua nhà và chủ đầu tư trên thị trường bất động sản, chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Luật Nhà ở cần xem xét, bảo vệ người dân từ quá trình mua đến lúc ở.

Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có hàng chục vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư ở các dự án bất động sản. Trong đó, đa phần tập trung ở những dự án đã bàn giao và đưa vào sử dụng như dự án Home City (Cầu Giấy), CT1 Trung Văn (Nam Từ Liêm), Gamuda Gardens (Hoàng Mai), Hồ Gươm Plaza (Hà Đông), Golden West (Thanh Xuân), Tòa C – Golden Silk (Hoàng Mai)….

Tranh chấp tại các dự án chủ yếu về chất lượng nhà ở, chưa đảm bảo phòng cháy chữa cháy, diện tích chung riêng, phí bảo trì, lối đi… và việc giải quyết các tranh chấp này là điều không dễ dàng.

Vậy, người dân cần phải làm gì trong các trường hợp xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư?

Gia tăng tranh chấp chung cư, cơ quan chức năng cần vào cuộc - ảnh 1

Chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc cơ quan chức năng cần vào cuộc các vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư thì đã đến lúc Luật Nhà ở cần xem xét, bảo vệ người dân từ quá trình mua đến lúc ở. Ảnh: Minh Thư

Ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico cho rằng, nếu chủ đầu tư làm ăn lâu dài, uy tín thì không có lý do gì làm khó cư dân. Hiện nay chủ đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp, thiếu uy tín nên có thể giá rất rẻ, đã xây dựng xong nhưng vẫn không bán được hàng.

“Không có gì ràng buộc khi xảy ra tranh chấp, người dân thường chỉ gây sức ép bằng báo chí, căng băng rôn khẩu hiệu làm chủ đầu tư sốt ruột, đẩy nhanh tiến độ. Có cư dân còn dọa kiện chủ đầu tư đi tù, cầm tiền mà xây chưa đâu vào đâu nhưng cơ quan công an không khởi tố. Trường hợp này tốt nhất nên đề nghị thanh lý, tự bán cắt lỗ được đồng nào hay đồng ấy”, ông Đức cho hay.

Ông Đức cũng chia sẻ, vấn đề bán nhà được cả chủ đầu tư và cư dân đều quan tâm, có thể bên này là lợi thế, bên kia là yếu thế. Vì thế, nếu chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ, cư dân hoàn toàn có thể cân nhắc đặt thẳng vấn đề với chủ đầu tư, mặc cả với nhau, ai mất nhiều, ai mất ít, chẳng hạn bỏ ra vài tỷ bảo trì để bán ra có lợi hơn.

Còn trong trường hợp bất lợi cho cư dân khi dự án bán hết rồi hoặc chỉ còn vài căn, cư dân cần đấu tranh hết sức cân nhắc. Càng mâu thuẫn lớn, giá có thể xuống, môi trường ảnh hưởng. Không thể nói dừng hay tiếp tục mà tùy từng trường hợp.

“Khi đã có mâu thuẫn thì sẽ có chuyện thiệt hại và chấp nhận thua thiệt. Do vậy đã đến lúc Luật Nhà ở cần xem xét, bảo vệ người dân từ quá trình mua đến lúc ở” - ông Đức nhấn mạnh.

Còn ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà (VBMA) cho rằng, các vụ tranh chấp ngày càng gay gắt trên thị trường cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay có hàng trăm tòa chung cư bàn giao ồ ạt, trong khi đó luật của chúng ta hiện nay còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự chi tiết và bám sát các vấn đề tồn tại. Chính vì vậy gây ra tình trạng tranh cãi của cư dân và chủ đầu tư.

“Hiện nay, các vụ tranh chấp cư dân xảy ra hầu hết cư dân chỉ để ý đến quyền lợi mà chưa để xem xét hết những trách nhiệm của mình. Chủ đầu tư cũng cần xem xét trách nhiệm của mình đối với cư dân và cần thực hiện cam kết một cách chặt chẽ” – ông Hiệp nói.

Không phủ nhận sự ảnh hưởng của những vấn đề tranh chấp chung cư đến giá trị căn hộ sau khi bàn giao, ông Hiệp cho rằng, người mua nhà cũng ngần ngại mua những dự án đang có tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo ông sự ảnh hưởng này cũng là ít, không phải cứ có tranh chấp là dự án giảm giá, bởi giá trị căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, chất lượng xây dựng nhà ở.

“Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết ở các tòa chung cư, cư dân vẫn rất quyết liệt trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, cũng không vì sợ dự án giảm giá mà giảm đi phần đấu tranh đòi quyền lợi. Các vụ tranh chấp gay gắt thường bởi chủ đầu tư và cư dân không thể thương lượng được và không thể tìm được tiếng nói chung. Trong những trường hợp này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng” – ông Hiệp cho hay.

Minh Thư

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.