Giá cả tiêu dùng tăng hơn gấp đôi gấp ba, thuế thu nhập tăng lên 11 triệu đồng có còn phù hợp?

Một chiếc bánh mì ăn sáng, thời điểm 2013 chỉ có giá 7.000-8.000 đồng nhưng hiện nay đã lên 15.000-20.000 đồng/chiếc, tức mức tăng gấp hơn 2 lần. Vậy thuế thu nhập cá nhân tăng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng có phù hợp?

{keywords}
Thu nhập trên 11 triệu đồng mới phải đóng thuế là phù hợp. (Ảnh minh họa)

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa IV diễn ra vào chiều 18/5, ông Nguyễn Trường Giang - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật kiêm Phó tổng thư ký Quốc hội cho biết, tuần trước, phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng theo tờ trình của Chính phủ.

Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng một tháng, người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng một tháng. Chính phủ cho biết sẽ có khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức giảm trừ mới.

Mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2020, do theo quy định hiện hành kỳ tính thuế tiền công, tiền lương của doanh nghiệp được tính theo năm, từ ngày 1/1. Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng một tháng, 3,6 triệu đồng với mỗi người phụ thuộc sẽ được xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.

Chia sẻ thêm với phóng viên về nội dung này, PGS. TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường ĐHKT Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng việc nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết vì 7 năm nay “chúng ta chưa thực hiện” để vừa phù hợp với trượt giá, vừa phù hợp với mức sống thực tế của người dân.

Khi có thông tin tăng mức giảm trừ gia cảnh như vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mức 11 triệu đồng/tháng là lạc hậu, thậm chí là “lạnh lùng, vô cảm”, bởi lẽ đơn giản như ổ bánh mì ăn sáng, thời điểm 2013 chỉ có giá 7.000-8.000 đồng nhưng nay đã lên 15.000-20.000 đồng, tức mức tăng hơn 2 lần.

Về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích: 11 triệu đồng hay bao nhiêu phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất căn cứ vào trượt giá, lạm phát; nhưng yếu tố thứ hai quan trọng hơn, là phải phụ thuộc mức tiêu dùng dân cư (mức sống của dân cư), bình quân tiêu dùng dân cư hiện nay là bao nhiêu.

Theo Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, việc trượt giá còn phụ thuộc vào nhiều rổ hàng hoá khác, vì thế phải căn cứ vào điều tra mức sống dân cư để xem mức tiêu dùng, mức sống là bao nhiêu. Dựa trên cơ sở đó, chúng ta định ra được mức giảm trừ gia cảnh - tức là số tiền mà người ta phải sử dụng tiêu dùng cá nhân không tích luỹ.

“Chỉ đánh thuế thu nhập khi người ta vượt quá mức tiêu dùng cho cá nhân, khi người ta chưa có tích luỹ thì làm sao đánh thuế được? Chính vì vậy, phải dựa vào điều tra số tiêu dùng cá nhân của xã hội là bao nhiêu chứ không phải là nhân một cách máy móc chỉ số lạm phát”, ĐB Hoàng Văn Cường phân tích.

Tuy nhiên, PGS. TS Hoàng Văn Cường cũng thừa nhận thực tế mức 11 triệu đồng “mọi người đều đánh giá là thấp ở cả hai góc độ: chỉ số lạm phát và mức đảm bảo cuộc sống”.

Bản thân ông cũng cho rằng mức này là thấp thật, song "chúng ta có thể chấp nhận mức khởi điểm của năm nay nâng lên 11 triệu là phù hợp ở hai khía cạnh".

ĐB Hoàng Văn Cường lý giải: "Thứ nhất, chúng ta đang ở mức 9 triệu nâng lên 11 triệu, lý do là vì chúng ta để lâu quá – 7 năm không nâng. Tôi cho rằng chúng ta không nên tạo ra những gấp khúc như thế, và nên điều chỉnh thường xuyên hơn - chẳng hạn 2 năm 1 lần với mức điều chỉnh thấp, như thế vừa không ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách vừa không ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của bản thân người được miễn trừ. Vì đối với người được miễn trừ, tự nhiên tạo ra sự thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến nhiều đối tượng được nhận miễn trừ khác nhau. Điều này không tốt cho cả người dân và cả ngân sách nhà nước. Vì thế tôi đề nghị tần suất điều chỉnh cần nhanh hơn, cụ thể 2 năm một lần. Năm nay là 11 triệu nhưng 2 năm nữa lại điều chỉnh tiếp.

Thứ hai, năm 2020 ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh, chúng ta đang thực hiện việc thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm mọi khoản. Đời sống của người dân năm nay cũng không đột biến tăng lên quá cao, cho nên việc dừng ở mức 11 triệu tôi cho là phù hợp".

Không đồng tình với quan điểm này, bà Triệu Thuý Hà (Long Biên, Hà Nội) cho rằng, mức miễn trừ 11 triệu đồng là quá thấp. Bởi hai ba năm trước, mỗi ngày bà chỉ phải chi 200.000 đồng là đủ tiền đi chợ mua thức ăn cả ngày cho 5 người ăn.

“Nhưng nay cầm 400.000 đồng đi chợ mà nhiều lúc chẳng biết mua gì, khi thịt lợn tăng lên tới 180.000 đồng/kg, rau, cỏ, cá mú… cũng nhích lên. Không chỉ vậy, tiền điện nước cũng tăng, đến tiền đổ rác trước đây nhà tôi hết 15- 20.000 đồng/tháng thì nay cũng đã tăng lên 40- 50.000 đồng/tháng. Hay như cái bánh mì ăn sáng, thời điểm 2013 chỉ có giá 7.000-8.000 đồng nhưng nay đã lên 15.000-20.000 đồng, tức mức tăng gấp hơn 2 lần’, bà Hà nói.

Theo cách tính của Bộ Tài chính căn cứ vào chỉ số CPI cuối tháng 12/2019 so với 1/7/2013 tăng 23,2%, nhưng theo bà Hà “mức tăng thực tế trên thị trường lớn hơn nhiều lần”.

Theo uỷ quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không có quyền quyết định đối tượng nào chịu thuế, mà chỉ quyết định điều chỉnh mức tăng giảm trừ gia cảnh nếu CPI biến động vượt 20% trên cơ sở đề xuất của Chính phủ. Thực tế, từ năm 2013 đến nay CPI đã tăng 23,2%.

Huyền Anh

10 loại thuế, phí và lệ phí đang được Chính phủ xem xét hoãn, giảm là những loại nào?

10 loại thuế, phí và lệ phí đang được Chính phủ xem xét hoãn, giảm là những loại nào?

Chính phủ đang xem xét hoãn, giảm những loại thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.