Gà nhập khẩu Hàn Quốc không phải là gà thải

Infonet - Trước những thông tin gà nhập Hàn Quốc là gà thải dùng để làm thức ăn chăn nuôi được nhập về Việt Nam để làm thức ăn cho người khiến người dân hoang mang, PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trò truyện với ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc cơ quan thú y vùng VI. Ông Bình khẳng định, gà nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam không phải là gà thải và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Gà nhập khẩu Hàn Quốc không phải là gà thải - ảnh 1
Ông Nguyễn Xuân Bình khẳng định, gà nhập khẩu từ Hàn Quốc không phải là gà thải dùng làm thức ăn chăn nuôi

Hiện tại, số lượng gà thải Hàn Quốc được các doanh nghiệp nhập về khoảng bao nhiêu và nhập về với mục đích gì, thưa ông?

Dùng từ “gà thải” là không chuẩn xác bởi trong giấy kiểm dịch với Việt Nam có ghi rõ: gà nguyên con, không đầu, không chân và không nội tạng. Còn “gà thải” dùng làm thức ăn chăn nuôi thì tôi cũng chưa nghe nói bao giờ. Bởi về nguyên tắc, không ai lấy thịt gà, thậm chí là thịt gà đã đẻ nhiều lần ra làm thức ăn chăn nuôi cả, mà thông thường chỉ có các phế phẩm như xương, lòng, chân… mới được phơi khô rồi tán thành thức ăn chăn nuôi mà thôi. Trong khi đó, đây là gà đông lạnh, không có các phế phẩm kể trên.

Hiện tại, có 9 công ty của Việt Nam có đăng ký nhập khẩu gà Hàn Quốc vào thị trường trong nước, với số lượng khoảng 100 – 120 tấn/tháng. Trong đó, họ cũng nêu rõ mục đích dùng làm thực phẩm, mà đã là thực phẩm dành cho con người thì chúng tôi phải lấy mẫu kiểm định chất lượng. Tôi khẳng định, tất cả số gà này nhập về đều đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện đã có quy định hàng rào tiêu chuẩn nào về việc nhập loại gà này hay không?

Quy định hàng rào tiêu chuẩn về việc nhập khẩu gà Hàn Quốc cũng rất chặt chẽ, thủ tục để được nhập về của các doanh nghiệp cũng không hề dễ. Trước hết, doanh nghiệp phải xin Cục Thú y Việt Nam đăng ký nhập, tiếp theo Cục Thú y rà soát xem mặt hàng này có nằm trong danh mục được phép nhập khẩu của 2 quốc gia hay không. Đồng thời, sản phẩm này phải được lấy từ các cơ sở sản xuất, chế biến của nước xuất khẩu và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận HACCP.

Trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, công ty phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cơ quan Thú y vùng VI. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm dịch và cho thấy, các chất tồn dư chúng tôi khảo sát toàn bộ không có dư kháng sinh, không có thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng hay thuốc sâu.... Sau khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn này, số thịt đó mới đến được với thị trường Việt Nam và tay người tiêu dùng.

Hơn nữa, việc mua thuốc kháng sinh dễ như mua kẹo chỉ có ở Việt Nam, còn ở nước ngoài, muốn mua các loại thuốc kháng sinh không phải chuyện đùa mà phải có bác sĩ kê toa.

Với quy định chặt chẽ như vậy thì không có chuyện nhập lậu để rồi tràn ra bán ở các vỉa hè. Chủ yếu, loại gà này chỉ nằm trong các quán phở hay siêu thị mà thôi.

Hiện số lượng gà nhập về cũng không nhiều, trung bình 1 tháng 100 tấn, 1 con gà 1,5kg tương đương với khoảng 60.000 con. Trong khi, trung bình TP.HCM tiêu thụ 100.000 – 150.000 con/ngày. Rõ ràng số này chưa đủ tiêu thụ 1 ngày trong TP nên không ảnh hưởng lắm đến chăn nuôi và giá cả.

Vậy theo ông, có thể nhận biết được gà nhập từ Hàn Quốc với các loại gà cùng loại khác như thế nào?

Rất khó để phân biệt được các loại gà cùng một loại với nhau được. Chẳng hạn như tất cả gà đẻ trên thế giới nhìn chung đều giống nhau khi nhìn bằng mắt. Ngoại trừ một số giống gà như Lơ Go và gà Rốt thì có thể phân biệt được vì ngoại hình của chúng khác hoàn toàn với những loại gà khác.

Vì vậy mà ngay cả gà Việt Nam bán đầy trên thị trường cũng có thể nhầm lẫn.

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu ăn phải những con “gà thải” hay còn gọi là gà già sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có đúng vậy không thưa ông?

Nếu xét về mặt dinh dưỡng thì phải kiểm nghiệm axit amin trong thịt gà, song theo tôi nghĩ thịt gà không thể nào không đảm bảo dinh dưỡng được. Giả sử đây là gà đẻ nhiều lần thì nó cũng phải ăn nhiều dinh dưỡng mới có thể đẻ trứng được.

Về mặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, những con gà đã được Cơ quan Thú y kiểm định như gà nhập khẩu từ Hàn Quốc là hoàn toàn không gây nguy hại đến sức khỏe con người, chỉ trừ những gà trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc mới đáng lo ngại.

Cục có khuyến cáo gì đối với người tiêu dùng?

Người tiêu dùng nên nói không với những mặt hàng nhập lậu nhưng cũng không nên “tẩy chay” một mặt hàng chính ngạch khi chưa rõ thực hư của nó ra sao. Bởi hệ lụy của nó không chỉ khiến ngành chăn nuôi gặp khó khăn mà cả những doanh nghiệp cũng “vạ lây”. Bởi, hàng đã nhập khẩu về và lưu hành trên thị trường, nếu không bán thì hàng sẽ nằm trong kho thôi chứ biết làm sao.

Thúy Ngà

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.