Nhanh chóng chuyển hướng đa dạng hóa thị trường, doanh nghiệp tôn mạnh mẽ vượt 'sóng' Covid-19 thành công

Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng nhờ đa dạng hóa thị trường đã giúp Công ty CP Tôn Đông Á không những vượt qua khó khăn trong dịch bệnh mà hiện còn giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam.

 Vượt qua Covid-19 nhờ chuyển hướng tiêu thụ

Năm 2020, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đạt doanh thu 12.361 tỷ đồng, cơ cấu doanh thu của công ty gồm: Kênh nội địa chiếm phần lớn doanh thu, với mức trung bình 60% tổng sản lượng tiêu thụ cùng doanh thu của công ty và 80% lợi nhuận gộp trong 3 năm qua.

{keywords}
 

Về kênh nội địa, mảng bán buôn, trong đó các sản phẩm được bán thông qua các tổng đại lý lớn, chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 35% doanh thu và 51% lợi nhuận gộp của kênh nội địa trong giai đoạn 2018- 2020. Mặt khác, mảng bán lẻ với các sản phẩm được bán thông qua hệ thống đại lý, chiếm lần lượt khoảng 35% và 32% doanh thu nội địa và lợi nhuận gộp trong cùng giai đoạn, với biên lợi nhuận gộp thường thấp hơn kênh bán buôn khoảng 1%-2%.

Qua kênh dự án, công ty bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà thầu xây dựng và tòa nhà thép tiền chế, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng và doanh thu.

Tôn Đông Á cũng phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 đem lại. Tuy nhiên, bí quyết để doanh nghiệp này vượt khó chính là đa dạng hóa thị trường. Thay vì tập trung vào thị trường nội địa, công ty xuất khẩu cho khoảng 44 thị trường trên toàn cầu. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Mexico) và châu Âu tăng đều đặn từ 38% trong năm 2019 lên 63% trong năm 2020 và 89% trong nửa đầu năm 2021. Thị trường Bắc Mỹ thường có biên lợi nhuận cao nhất do giá cao hơn khoảng 10%- 20% so với thị trường châu Á và thị trường nội địa.

Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT và là nhà sáng lập Tôn Đông Á chia sẻ bí quyết đưa doanh nghiệp "vượt dịch", mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam nhưng bốn tháng qua, hoạt động kinh doanh của Tôn Đông Á vẫn ổn định, nhân viên duy trì thu nhập và được làm nhiều ca hơn. Trước đây, sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp 70% nội địa, 30% xuất khẩu, tuy nhiên thời dịch có sự chuyển dịch mạnh. Tỷ lệ xuất khẩu hiện 80-85%, tăng cao do chuỗi cung ứng nội địa gặp khó.

Sản lượng tiêu thụ năm 2021 của Tôn Đông Á ước tính tăng 17% đạt 783 nghìn tấn nhờ vào kênh xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu ước tính tăng 152% đạt 526 nghìn tấn, nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ giảm hơn 44%, đạt 257 nghìn tấn, do tác động của dịch Covid-19 và việc tập trung vào kênh xuất khẩu.

"Dù vậy, chúng tôi giữ vững thành trì sản xuất, các anh chị em nhân viên không mất việc do dịch, đóng góp ngân sách nhà nước đều đặn", ông Thanh Trung nhấn mạnh.

Trước đó, ban lãnh đạo công ty đã dự báo những khó khăn có thể gặp phải và tìm hiểu các cách thức sản xuất trong dịch từ đối tác nước ngoài, những bài học của quốc gia ở Đông Nam Á như Phillippines, Indonesia... khi Covid-19 bùng phát năm 2020.

Khi dịch ảnh hưởng nặng nề ở một số tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang... những tình huống thực tế và bài học kinh nghiệm ấy đã cảnh tỉnh đội ngũ lãnh đạo Tôn Đông Á. Họ lập tức lên phương án xây dựng hệ thống, cải tiến sản xuất "ba tại chỗ" để sẵn sàng đón "bão".

"Tháng 4/2020, chúng tôi tổ chức tập huấn thực chiến tại công ty và lên kịch bản 'ba tại chỗ'", ông Thanh Trung kể lại.

Từ tháng 6, ngoài 400 nhân sự làm việc tại nhà, doanh nghiệp chính thức áp dụng "ba tại chỗ" ở bốn nhà máy, một kho hàng trung chuyển, một công ty vận chuyển và ba văn phòng, với tổng cộng hơn 1.200 nhân viên. Mọi bộ phận từ công nhân sản xuất, đội ngũ y tế, hậu cần túc trực tại công ty, đảm bảo sinh hoạt khép kín, giãn cách triệt để.

Tôn Đông Á thực hiện test Covid-19 liên tục để tránh lây nhiễm chéo trong công ty; xây dựng khu vực sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh đáp ứng mọi tiêu chuẩn của Chính phủ. Đơn vị cũng lắp đặt, thay mới toàn hệ thống đường truyền internet đảm bảo chuyển đổi số (các tác vụ chuyển online, chuyển đổi số nền tảng quản lý, quy trình vận hành giấy tờ xuất nhập khẩu...). Ngoài ra, nhân viên được sinh hoạt văn hóa, thể thao, đảm bảo tinh thần khỏe mạnh.

{keywords}
Doanh nhân Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT và là nhà sáng lập Tôn Đông Á.

Người "lái thuyền" Tôn Đông Á "vượt bão" Covid-19

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam năm 2020 ở mức 16%, chỉ sau Tôn Hoa Sen. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn song doanh nghiệp vẫn quyết giữ vững thành trì sản xuất...

Được biết, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á dự kiến IPO trong tháng 11/2021 bằng việc chào bán 15,35 triệu cổ phiếu, tương ứng 15% vốn điều lệ của công ty trước khi chào bán.

Theo đó, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng từ 102,32 triệu cổ phiếu lên 114,69 triệu cổ phiếu sau IPO. Số lượng cổ phiếu lưu hành sau đợt chào bán sẽ là 114,7 triệu cổ phiếu, cổ phiếu dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn HOSE trong tháng 1/2022.

Tôn Đông Á được thành lập từ năm 1998 với sản phẩm chính là tôn mạ dùng trong xây dựng. Hiện tại, công ty có 2 nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, với công suất hàng năm lên đến 850 nghìn tấn. Tôn Đông Á giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam năm 2020 ở mức 16%, chỉ sau Tôn Hoa Sen. Nếu tính riêng thị trường nội địa, Tôn Đông Á cũng thường xuyên là công ty lớn thứ 2 có thị phần khoảng 17% -18% trong 3 năm qua.

Với số vốn điều lệ hiện tại 1.200 tỷ đồng, doanh nhân Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập Tông Đông Á và các cá nhân liên quan nắm quyền kiểm soát tới 68% vốn điều lệ của công ty. Ông Nguyễn Thanh Trung là người đã gắn bó với công ty từ năm 1998 và đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành.

Các nhà đầu tư tổ chức sở hữu 23,6% cổ phần, trong đó JFE và Hanwa sở hữu lượng cổ phần lớn thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 11,4% và 5,4%. Các nhà đầu tư tổ chức khác và nhà đầu tư cá nhân khác lần lượt nắm giữ 6,8% và 8,3% vốn điều lệ công ty.

Sau khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Trung sẽ lọt vào danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán, thậm chí sẽ vượt xa đối thủ trong ngành là ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tôn Hoa Sen.

Ông Nguyễn Thanh Trung, 62 tuổi, người gốc Huế sinh ra tại Đà Nẵng, tốt nghiệp khoa Xây dựng đại học Bách khoa TP.HCM năm 1981. Năm 1998, ông Trung cùng một vài người bạn thành lập Tôn Đông Á. Giai đoạn đầu công ty thiếu vốn, không tiếp cận được ngân hàng, các cổ đông sáng lập cũng rút lui, ông Trung mất hai năm làm để trả nợ các cổ đông.

Hiền Anh

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.