Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt kéo về, Bình Dương nóng đất

Năm 2019 là năm ghi dấu cuộc đổ bộ bán hàng ngoại tỉnh lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc TP.HCM trong một thập kỷ qua. Trong khi nhà đầu tư vừa và nhỏ sẵn sàng bỏ trên dưới 1 tỷ đồng để sở hữu đất nền vùng ven thì nhiều chủ đầu tư đang có động thái về đây gom quỹ đất triển khai dự án.

Thị trường địa ốc Bình Dương với lợi thế có địa phận liền kề TP.HCM, kinh tế phát triển mạnh, hạ tầng nổi trội đã có nhiều chuyển biến sôi động trên thị trường bất động sản. Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, trong năm 2018, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 40 dự án nhà ở tương ứng với 235,38ha đất, khoảng 1,059 triệu m2/sàn nhà ở được cung cấp ra thị trường, đưa vào sử dụng 2.262 căn với tổng diện tích sàn khoảng 107.837,44m2. Rõ ràng, nguồn cung về bất động sản khu vực này đã tăng trưởng mạnh nhiều so với những năm trước và đang góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết về nhà ở của người dân vùng ven.

Bất động sản Bình Dương nóng lại nhờ hưởng lợi từ hạ tầng và kinh tế

Động thái rõ ràng nhất là hàng loạt chủ đầu tư đã tìm đến Bình Dương để gom quỹ đất  để phát triển dự án như: Trần Anh Group, Quốc Cường Gia Lai, Phú Hồng Thịnh, Kim Oanh và sự tham gia của các “ông lớn” như Vin Group, Hưng Thịnh, Đất Xanh.

Quan sát thực tế tại Bình Dương, những dự án đất nền tại một số địa phương như Thủ Dầu Một, Thuận An, Bàu Bàng, Tân Uyên đều ghi nhận tỷ lệ hấp tụ từ 90-95%, thậm chí là cháy hàng. Nguyên nhân là bởi nơi đây liền kề nhiều khu công nghiệp quy mô lớn của toàn tỉnh như Nam Tân Uyên, Uyên Ưng, Phú Chánh, Visip I. Giá trị đất nền, nhà phố khu vực này cũng có dấu hiệu tăng đều với mức giá 1,5 – 2 lần so với giá gốc ban đầu tung ra thị trường.

Hàng loạt dự án đất nền được chào bán tại Bình Dương

Chính vì thế, năm 2019 được dự đoán sẽ là năm thắng lớn của thị trường địa ốc đất nền nhà phố. Đây là phân khúc sẽ nhận được sự quan tâm lớn nhất toàn thị trường địa ốc bởi rổ hàng dồi dào, nhiều tiềm năng gia tăng giá trị, sinh lời hiệu quả. Làn sóng đầu tư đầu tư đất nền Bình Dương được đánh giá là một cuộc “di cư” kỷ lục của doanh nghiệp địa ốc Sài Gòn trong 1 thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân bất động sản Bình Dương “sống lại”, trở thành nam châm hút vốn là do một số sự kiện diễn ra trong năm 2018: Bình Dương lọt top 21 thành phố danh sách thành phố thông minh của 21 quốc gia trên 6 châu lục trên diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới ICF, trở thành đại diện đầu tiên và duy nhất Việt Nam vào danh sách này; Là thành viên thứ 106 của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA); Sở hữu cơ cấu dân số vàng cùng GDP đầu người cao nhất cả nước (119,7 triệu/người); Lao động nhập cư mỗi năm tăng 50,000 người trong đó có 30,000 người là chuyên viên, lao động kỹ thuật cao.

Hiện tại, nhằm tiến đến mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, thu hút vốn đầu nước ngoài – Bình Dương đang nhận được một lượng tiền đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải. Ngoài đường vành đai 3, vành đai 4, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, ĐT 746, ĐT 747B mở rộng, sắp tới các khu vực này còn đón thêm nhiều công trình giao thông "tỉ đô” như: nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.743; Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú; Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550; Tuyến giao thông Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa - Hiệp Bình Phước. Đặc biệt, Quốc Lộ 13 được mở rộng từ 6 lên 8 làn xe. Tuyến đường này có ý nghĩa như chiếc đòn bẩy nâng cao vị thế của Bình Dương từ tỉnh nghèo thuần nông lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, đô thị, thu hút đầu tư.

Hải Anh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.