DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào?

DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào?

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu bộ kit test Covid-19 của Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh vượt xa tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, doanh nghiệp đang bị điều tra vì liên quan đến hành vi nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 năm 2020-2021, CTCP Y tế Đức Minh có tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 4.381 tỷ đồng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của doanh nghiệp này trong 2 năm 2020-2021 gồm: Bộ test bệnh truyền nhiễm và hô hấp khác với tổng kim ngạch 902 tỷ đồng; Máy móc và các bộ phận phục vụ xét nghiệm với tổng kim ngạch 42 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty này còn nhập bộ test Covid-19 với tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 năm là 3.437 tỷ đồng.

Có sự nhầm lẫn về số liệu?

Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh ngay sau đó đã có phản hồi chính thức với các cơ quan báo chí và cho rằng đang có sự nhầm lẫn về số liệu. Đại diện CTCP Y tế Đức Minh cho biết doanh nghiệp chỉ phân phối một phần nhỏ số bộ test Covid-19 nhập khẩu trong 2 năm qua.

Cụ thể, về số liệu tổng kim ngạch nhập khẩu test Covid trong hai năm 2020-2021 là 3.437 tỷ, Y tế Đức Minh cho rằng, test xét nghiệm Covid dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Tây Ban Nha có số lượng 1,1 triệu test, trị giá 121 tỷ đồng, trong đó 1 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 để sử dụng cho mục đích tài trợ và các chương trình từ thiện.

Test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng 8,2 triệu test, trị giá 806 tỷ đồng, trong đó 8 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 để bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).

Như vậy, Y tế Đức Minh cho rằng trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test xét nghiệm Covid-19 dùng cho máy PCR mà công ty đã nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 95,89%. Cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế là 4,11% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch).

Mặt khác, test nhanh tại chỗ được công ty này nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng khoảng 25 triệu test (không phải là 41 triệu test như Thông cáo báo chí của Tổng cục Hải quan ngày 11/2 vừa qua, với tổng giá trị hơn 2.509 tỷ đồng).

 DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào? - Ảnh 1.

Một mẫu kit xét nghiệm Covid-19. Ảnh: BVCC

Trong khoảng 25 triệu test đó công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ ba là 5,94 triệu test và làm dịch vụ nhập khẩu 18 triệu test theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).

Đại đa số các kit test nhanh này cũng được bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước.

Theo công ty này, số lượng test mà Y tế Đức Minh kinh doanh, cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế chỉ chiếm 7,27% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch). Số lượng nhập viện trợ của Nhà sản xuất cho Bộ Y tế cùng các cơ sở y tế - hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch là 0,15%.

Tổng doanh thu của công ty trong 3 năm liên tiếp gồm năm 2019 là 1.185 tỷ đồng; năm 2020 là 1.147 tỷ đồng; năm 2021 là 1.100 tỷ đồng và doanh thu nhập khẩu ủy thác test Covid là 572 tỷ đồng, doanh thu test Covid công ty bán trực tiếp là 163 tỷ đồng.

Trong năm 2021, công ty đã nộp thuế giá trị gia tăng hàng test Covid nhập khẩu 163,7 tỷ đồng, trong đó thuế đóng hộ cho dịch vụ nhập khẩu test Covid là 148 tỷ đồng.

Như vậy, trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test nhanh Covid mà công ty Cổ phần Y tế Đức Minh nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 92,57%.

"Trong quá trình cung cấp sản phẩm ra thị trường, chúng tôi không những không nâng giá mà còn thường xuyên giảm giá, bán đồng nhất giá cho các khách hàng tại từng thời điểm và không cao hơn giá đăng ký công khai từng đợt công bố với Bộ Y tế", đại diện công ty chia sẻ trên Congluan.vn.

"Trên cơ sở giá nhập khẩu giảm, chúng tôi đã công bố giảm giá bán ra. Mỗi lần giảm giá, chúng tôi đều có quyết định và thông báo công khai với các khách hàng", đại diện công ty Đức Minh nói thêm.

Y tế Đức Minh là công ty gì?

Theo thông tin được giới thiệu trên website của doanh nghiệp, CTCP Y tế Đức Minh là thành viên của Tập đoàn Y tế AMV (AMV GROUP), đại diện công ty là Tổng Giám đốc Nguyễn Bình Minh.

 DN nhập khẩu hàng nghìn tỷ đồng kit test Covid, khủng hơn Việt Á, đang kinh doanh thế nào? - Ảnh 2.

Website của Tập đoàn Y tế AMV (AMV GROUP). Ảnh chụp màn hình

AMV GROUP tiền thân là CTCP Dược phẩm Đức Minh (ALMEDIC JSC) thành lập ngày 21/7/2001. ALMEDIC JSC tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại phục vụ ngành Y tế theo 3 nhóm sản phẩm chính là vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán và dược phẩm.

AMV GROUP tập trung trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển thương mại, hợp tác quốc tế và đầu tư theo 5 ngành hàng chính là vắc xin, sinh phẩm chẩn đoán, dược phẩm, thực phẩm chức năng và dịch vụ y tế. Đồng thời, AMV cũng đầu tư cung cấp các dịch vụ y tế bao gồm Phòng tiêm chủng, Trung tâm xét nghiệm, Phòng khám đa khoa, Nhà thuốc .

Ngoài pháp nhân CTCP Y tế Đức Minh, hệ sinh thái của AMV Group còn bao gồm các công ty: CTCP Y tế AMVGroup; Công ty TNHH AMV Vaccine; Công ty TNHH AMV Diagnostic; Công ty TNHH AMV Pharmaceutical; Công ty TNHH AMV Gentical; Công ty TNHH AMV Minh Long; CTCP Y tế AMV Hoàng Liên; CTCP Công nghệ xanh Đông Sơn; Công ty TNHH Dịch vụ Y tế Gentical Lạc Long Quân.

Trong đó, công ty cổ phần y tế AMVGROUP có thêm 6 chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước.

Đầy rẫy rao bán kit test nhanh phát hiện Omicron

Đầy rẫy rao bán kit test nhanh phát hiện Omicron

Nhiều người bán kit test nhanh đã quảng cáo kit test mình bán có khả năng phát hiện được biến chủng Omicron. Thực tế có phải như vậy?

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị/Soha

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.