Điều ít biết về 3 thế hệ ông chủ của Thủy điện Rào Trăng 3

Việc 13 chiến sĩ trong đoàn cứu hộ bão lụt hi sinh hôm 12/10 vì sạt lở ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 đã làm dấy lên sự quan tâm về chủ đầu tư của công trình này.

Đằng sau ông chủ 9x

Chủ đầu tư hiện tại của Thủy điện Rào Trăng 3 là công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 (gọi tắt là công ty Rào Trăng 3). Từ tên gọi này, tra cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi được biết đây là một công ty được thành lập ngày 6/4/2011, có địa chỉ tại số 43 đường số 6 khu đô thị An Cựu (phường An Đông, TP. Huế, Thừa Thiên-Huế).

Công ty Rào Trăng 3 có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện; ngoài ra còn kinh doanh các vật liệu xây dựng kinh doanh điện năng và các công trình dân dụng khác (gồm xây công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, điện cao thế...)

Người đại diện theo pháp luật hiện tại của công ty là ông Nguyễn Đại Thành. Theo thông tin mà PV tạp chí Người Đưa Tin pháp luật tìm hiểu, ông Thành sinh năm 1992 và trở thành lãnh đạo công ty Rào Trăng 3 từ khi chỉ mới 24 tuổi (năm 2016). Thông tin này khiến dư luận không khỏi bất ngờ, bởi không biết vì lý do gì mà một người trẻ tuổi thuộc thế hệ 9x lại có quyền lực lớn nhất tại công trình thuỷ điện trị giá hàng trăm tỷ đồng như vậy.

Trở lại thời gian trước, vào tháng 11/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp phép đầu tư cho công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3. Công ty Trường Sơn thành lập vào tháng 3/2000, có ngành nghề đăng ký kinh doanh giống hệt công ty Rào Trăng 3 sau này.

Vào ngày 5/9/2016, số vốn điều lệ của Công ty Trường Sơn là 11 tỷ đồng, thành phần cổ đông gồm: Ông Nguyễn Đại Lợi (nắm giữ 42,7%), bà Trịnh Thị Hạnh (2,75) và bà Trịnh Thị Kim Hanh (54,5%), trong đó ông Nguyễn Đại Lợi là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty.

Đầu tư - Điều ít biết về 3 thế hệ ông chủ của Thủy điện Rào Trăng 3

Tại khu vực Thuỷ điện Rào Trăng 3 vừa sảy ra vụ sạt lở đêm 12/10 làm 13 chiến sĩ của đoàn cứu hộ bão lụt hi sinh.

Đáng lưu ý, Chủ tịch công ty Trường Sơn - ông Nguyễn Đại Lợi (SN 1965) chính là bố của ông Nguyễn Đại Thành. Thông tin này đã được chính ông Lợi xác nhận.

Đó chính là lý do năm 2016, dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được sang tên đổi chủ từ công ty Trường Sơn sang công ty Rào Trăng 3, đồng thời với cuộc chuyển giao quyền lực từ cha sang con của hai ông Nguyễn Đại Lợi – Nguyễn Đại Thành, dù thời điểm đó ông Thành chỉ mới 24 tuổi.

Tuy nhiên, theo thông tin mà PV Người Đưa Tin pháp luật nắm được, ông chủ thực sự của công trình thủy điện này không phải ông Lợi hay ông Thành mà là người nắm cổ phần lớn nhất của dự án: ông Lê Văn Hoa, một doanh nhân ở Hà Tĩnh có công ty đóng ở Huế. Theo lời ông Lợi khi trao đổi với PV thì ông Thành 9x chỉ phụ trách giao dịch ngân hàng, giấy tờ, còn mọi việc điều hành dự án là do người khác lo.

Ông Lê Văn Hoa (SN 1974) là Chủ tịch HĐQT công ty CP Thủy điện Rào Trăng 4 – chủ đầu tư dự án Thủy điện Rào Trăng 4 (được thành lập ngày 26/8/2015), quy mô 175 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Rào Trăng 4 rất ít người với 3 cổ đông, trong đó riêng ông Hoa nắm 70% vốn điều lệ.

Một điểm đặc biệt là công ty Rào Trăng 3 có địa chỉ trụ sở trùng với công ty Rào Trăng 4 và đây cũng chính là chỗ ở hiện tại của ông Lê Văn Hoa. Ngoài ra, ông Hoa còn là người đại diện pháp luật của công ty CP Thủy điện Hoa Tuyết Gia Lai.

Tại Thủy điện Rào Trăng 3, ông Hoa được cho là cổ đông lớn nhất, nắm giữ khoảng 70 - 80% vốn.  Ngoài ra, ông Nguyễn Đại Lợi nắm giữ 13% vốn, ông Dương Văn Khởi (2%), ông Võ Như Hiển (10%), ông Đỗ Thanh Lâm (5%).

Chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 làm ăn thế nào?

Theo giấy phép điều chỉnh đăng ký đầu tư lần thứ tư (ngày 31/8/2017), tổng vốn đầu tư dự án Thủy điện Rào Trăng 3 là gần 409 tỷ đồng. Trong đó vốn góp thực hiện dự án gần 123 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư.

Về chủ đầu tư Rào Trăng 3 thì công ty này có quy mô vốn ban đầu 90 tỷ đồng, sau đó tăng lên gần 123 tỷ đồng và hiện nay (ngày 19/8/2020) là gần 149 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2019, công ty Rào Trăng 3 không ghi nhận có doanh thu song lại lỗ thuần 5,3 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản ở mức 343,4 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 122,8 tỷ đồng.

Tại công ty Trường Sơn, chủ đầu tư cũ của thủy điện Rào Trăng 3, nơi ông Nguyễn Đại Lợi vẫn đang là người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Trong năm 2019, doanh thu thuần công ty này đạt 17,76 tỷ đồng, lỗ thuần ở mức 1,7 tỷ đồng. Trước đó, năm 2018 lỗ thuần 2,3 tỷ đồng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2019 lần lượt đạt 72,5 tỷ đồng và 6,25 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đại Lợi còn là chủ sở hữu công ty CP Cấp thoát nước Hòn La, một doanh nghiệp được thành lập vào tháng 7/2009. Trong năm 2019, công ty này không phát sinh doanh thu và lợi nhuận, tổng tài sản ở mức 74,4 tỷ đồng.

Thủy điện Rào Trăng 3 có tác động tới môi trường
Theo bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các công trình thủy điện đã và đang xây dựng ở Thừa Thiên-Huế (trong đó có Rào Trăng 3) có gây tác động tới tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông. Từ năm 2011, bộ TN&MT đã cảnh báo về những bất cập trong xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện ở Thừa Thiên-Huế.
Doanh nghiệp đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 nơi 13 bộ đội đang mất liên lạc là ai?

Doanh nghiệp đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 nơi 13 bộ đội đang mất liên lạc là ai?

Rào Trăng 3 là nhà máy thủy điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng, có vốn đầu tư 290 tỉ đồng. Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 do ai làm chủ đầu tư?

Theo www.nguoiduatin.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.