Dịch tả châu Phi lan 29 tỉnh: Thứ trưởng giật mình thấy xác lợn thả trôi liên tỉnh

Đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 29 tỉnh thành với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy hơn 1,2 triệu con. Thứ trưởng đi kiểm tra phát hiện xác lợn chết ùn ùn trôi từ kênh mương Thái Nguyên về phía Bắc Giang

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường, sáng ngày 13/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết tính đến ngày 12/5, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy hơn 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn cả nước).

Đến thời điểm hiện nay, cả nước có hơn 1,2 triệu con lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi

Tuy nhiên, thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên –Huế và 55 xã thuộc 36 huyện của 16 tỉnh thành phố khác đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.

Về nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ NN&PTNT đã rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt tuy nhiên việc tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại.

Một số địa phương chưa chủ động giám sát, chưa nắm bắt kịp thời thông tin dịch bệnh, chậm báo cáo, báo cáo thiếu chính xác, chậm công bố dịch.

“Nhiều tỉnh nghĩ không công bố, công bố muộn để người dân bán chạy lợn bệnh làm lây lan dịch bệnh”, Thứ trưởng cho hay.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa tổ chức tiêu hủy lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện, lợn chết trong chuồng quá thời gian quy định, người chăn nuôi tự tiêu hủy, vứt xác ra môi trường.

“Ngày 12/5, tôi đã đi kiểm tra Bắc Giang, tại điểm giáp ranh giữa huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và huyện Phú Bình (Thái Nguyên), xác lợn chết trôi từ kênh mương trên địa bàn Thái Nguyên về phía Bắc Giang rất lớn. Điều đó cho thấy, các địa phương chưa thực sự chống dịch hiệu quả”, Thứ trưởng Tiến cho hay.

Tại khu vực cầu phao sông Hóa và cầu phao dân sinh- cầu ông Khởi, các lực lượng đã phải thu gom, xử lý tiêu hủy gần 400 xác lợn.

Hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

“Cùng một xã, dịch bệnh xảy ra ở nhiều hộ chăn nuôi trong cùng 1 ngày nhưng chỉ có 1-2 nhân viên thú y xã nên không thể tổ chức kiểm tra, xác định kịp thời. Cá biệt có trường hợp chính quyền phó mặc cho nhân viên thú y xã tự kiểm tra, tự lo vôi bột, tự phun thuốc sát trùng và tự tổ cức tiêu hủy. Dịch bệnh xảy ra trong thời gian dài, lực lượng tổ chức tiêu hủy lợn ở nhiều nơi đã hoạt động quá tải”, Thứ trưởng Tiến nói.

Ngoài ra, nhiều địa phương chậm hỗ trợ kinh phí cho người dân có lợn bị tiêu hủy; ở nhiều địa phương có mức hỗ trợ khác nhau, thậm chí cao hơn giá thị trường nên dẫn đến tình trạng người chăn nuôi để mặc lợn mắc bệnh, báo cho chính quyền tiêu hủy để nhận mức hỗ trợ cao hơn...

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cho đến nay, lịch sử ngành chăn nuôi thế giới và Việt Nam chưa từng đối phó dịch bệnh nào nguy hiểm, phức tạp, khó đối phó, tốn kém trong phòng chống đến như vậy. Mặc dù dịch tả châu Phi xảy ra từ 1921 tại châu Phi, song quy mô kinh tế thời điểm ấy chưa tới mức lớn như hiện nay.

“Chỉ 3 - 4 năm gần đây, tốc độ lan truyền bệnh này ở đàn lợn nuôi mới lớn, xảy ra ở 56 nước. Đặc biệt ở châu Á, tốc độ lây lan chóng mặt. Độc dược của virus rất cao, đã vào đàn là 100% lợn bị bệnh. Mặt khác, điều kiện khí hậu cùng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, dẫn đến tình hình dịch bệnh thêm phức tạp”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, từ tháng 8 năm ngoái, khi dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc, chúng ta đã có ý thức ngay. Thủ tướng đã chỉ đạo sát sao, Bộ cũng đã xây dựng các kịch bản đối phó. Sau khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta đã áp dụng mọi biện pháp, từ văn bản pháp luật đến các khâu xử lý cụ thể. 

“Trớ trêu là cho đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc phòng chữa. Nguy hiểm ở chỗ tốc độ lây lan rất nhanh. Ngoài những việc đã làm được, phải nhìn nhận thực tế là có những địa phương, có những khâu làm chưa tốt. Công tác chỉ đạo cũng cần siết lại, cùng với các nhóm giải pháp khác. Trước mắt là hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Diệu Thùy
Từ khóa: dịch tả lợn Châu Phi tình hình dịch tả lợn Châu Phi thiệt hại tiêu hủy lợn phòng chống dịch tả lợn Châu Phi lợn bệnh 29 tỉnh có dịch tả lợn Châu Phi

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.