Đề xuất xây nhà cao 40-70 tầng khu Ga HN: Lợi ít, bất cập nhiều!

Theo chuyên gia, việc Hà Nội đề xuất xây dựng một số công trình cao từ 40-70 tầng tại khu vực ga Hà Nội là đi ngược với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử do chính Chủ tịch TP HN Nguyễn Đức Chung ký.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận đang được UBND TP Hà Nội xin ý kiến các bộ ngành, trước khi báo cáo Thủ tướng.

Theo đó, thành phố đề xuất quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng cao 40-70 tầng, trong đó có 6 khu đề xuất xây dựng cao 40-70 tầng gồm: Khu tài chính, khu kiến trúc bố cục ở phía Bắc khu đất lập quy hoạch (cao 40-70 tầng); khu truyền thông bố cục phía Đông khu đất (cao 40-70 tầng); khu lối sống mới bố cục phía Tây Nam khu đất (cao 40-60 tầng); khu nghỉ dưỡng đô thị tại khu vực trung tâm quy hoạch (cao 40-60 tầng) và khu ga đường sắt cao ở khu vực trung tâm khu quy hoạch (cao 40-70 tầng).

Chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội đề xuất xây dựng một số công trình cao từ 40-70 tầng tại khu vực ga Hà Nội là đi ngược với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử do chính Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký.

Ngoài các khu cao tầng còn có 3 khu vực thấp tầng gồm: Khu văn hóa thấp tầng (phía bắc khu đất); khu công viên (phía đông khu đất); khu thương mại quốc tế (phía Tây Nam khu đất).

Tuy nhiên, ngay khi đồ án trên được đưa ra đã có nhiều ý kiến chuyên gia trước việc hàng loạt công trình cao chọc trời từ 40-70 tầng sẽ được xây dựng gần khu vực Ga Hà Nội.

Trao đổi với PV Infonet, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc Hà Nội đề xuất xây dựng một số công trình cao từ 40-70 tầng tại khu vực ga Hà Nội là đi ngược với quy chế của chính mình. Đó là Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành vào ngày 7/4/2016.

Theo quy chế, khu vực xung quang Ga Hà Nội được xây dựng tối đa 18 tầng, tương đương 65m. Các công trình cao phải đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phân khu Ga Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cũ Hà Nội. Đồng thời, công trình cao phải đảm bảo giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thoáng, thông tầng tại các tầng đế, kết nối không gian công cộng với không gian khu vực ga Hà Nội.

Cũng theo quy chế này, với phố Lê Duẩn (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến Khâm Thiên) được xây dựng tối đa 9 tầng, tương đương 32m với điều kiện phía Tây tuyến đường đảm bảo phù hợp cảnh quan khu vực, nghiên cứu bảo tồn công trình Ga Hà Nội.

“Đấy là pháp lý cần tuân thủ, nếu muốn điều chỉnh phải nêu lý do xác đáng, phải hỏi ý kiến cộng đồng, sau khi đồng ý mới trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đằng này cộng đồng không biết gì cả. Trước đây khi làm công trình cao tầng ở sau bến xe Kim Mã mặc dù các cơ quan thẩm quyền có ý kiến rồi nhưng cộng đồng phản đối thì lập tức các cấp có thẩm quyền cũng dừng lại, đây là bài học kinh nghiệm. Còn tại khu vực Ga Hà Nội này, có vấn đề khi không thực hiện đúng quy chế, quy trình? Năng lực yếu kém hay vì vấn đề gì?”, ông Nghiêm đặt câu hỏi.

Cũng theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, nhiều nước trên thế giới có mô hình trung tâm đầu mối giao thông gắn với tổ hợp các công trình chức năng trung tâm thương mại dịch vụ, gọi là phương án TOD, nhưng đấy là những ga đầu mối ở ngoài khu vực lịch sử. Còn Ga Hà Nội là một công trình lịch sử, đằng sau đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại là di tích lịch sử được Unesco công nhận thì không thể áp dụng máy móc kinh nghiệm ở nước ngoài được.

Đồng tình với quan điểm trên, KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, chỉ cần nghe thông tin Ga Hà Nội xây cao tầng lên lập tức đã thấy “khiên cưỡng rồi”, cố làm cho bằng được.

“Xây những khu cao tầng tập trung vào khu vực đó là không có lợi cho Hà Nội. Nếu xây như thế thì chúng ta sẽ đi đường nào để đến đó, trong khi tình trạng tắc đường vẫn thường xảy ra hàng ngày ở Hà Nội mà đến giờ vẫn chưa giải quyết được”, ông Lân nói.

Cũng theo vị KTS này, trong khi chúng ta đang cố gắng thực hiện giảm áp lực gia tăng dân số khu vực nội đô thì dường như đề xuất xây nhiều tòa nhà cao vài chục tầng như thế này sẽ càng “nhồi” thêm dân số vào khu vực, hoạt động cho Ga Hà Nội thì ít mà mục đích lấy diện tích đất thực hiện cái khác thì nhiều.

Minh Thư

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.