Đẩy nhanh lộ trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực CNTT

Bộ TT&TT được yêu cầu chỉnh lý dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực TT&TT đến 2020, định hướng đến 2030 theo hướng rà soát, đẩy nhanh lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực CNTT.
Đẩy nhanh lộ trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực CNTT - ảnh 1

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ TT&TT trình lên Thủ tướng Chính phủ vào ngày 7/3/2018 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Văn phòng Chính phủ ngày 10/4 đã có công văn gửi Bộ TT&TT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Văn phòng Chính phủ cho hay, ngày 7/3/2018, Bộ TT&TT đã có tờ trình về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Về đề nghị của Bộ TT&TT tại tờ trình nêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ TT&TT chỉnh lý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực TT&TT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng: sắp xếp, giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT, thông tin, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại và giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW.

Đồng thời, rà soát, chỉnh lý các quy định về chuyển đổi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại bảo đảm tiêu chí và phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan; rà soát, đẩy nhanh lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực CNTT; hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần trong giai đoạn từ nay đến năm 2021.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19-NQ/TW) về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành ngày 25/10/2017.

Tại Nghị quyết 19, Ban chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Trong đó, các mục tiêu cụ thể của giai đoạn đến năm 2021 là cơ bản hoàn thành việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập; giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015; cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính);

Phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 – 2015; hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học); hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

Nghị quyết 19 của Ban chấp hành Trung ương cũng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp của các ngành, lĩnh vực trong việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, đối với ngành TT&TT, trong lĩnh vực báo chí, Nghị quyết 19 yêu cầu, đẩy mạnh thực hiện việc sắp xếp theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị khoá XI thông qua nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí.

Trong lĩnh vực xuất bản, chuyển hầu hết các nhà xuất bản sang đơn vị sự nghiệp có thu; trường hợp thật sự cần thiết, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước.

Với lĩnh vực CNTT, nhiệm vụ đặt ra là kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp về an toàn thông tin. Tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin khác, bao gồm: giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình đối với những đơn vị sự nghiệp công lập quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả, không phục vụ quản lý nhà nước hoặc hoạt động trong lĩnh vực đã xã hội hoá cao.

Nhiệm vụ, giải pháp với lĩnh vực bưu chính, viễn thông là rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước. Còn với các lĩnh vực TT&TT khác, thực hiện rà soát, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan Trung ương, địa phương để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, điều hành về hoạt động TT&TT.

M.T

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.