Đằng sau việc thay 'ghế nóng' tại công ty chứng khoán

Chưa hết quý I/2013, hơn 10 sếp lãnh đạo công ty chứng khoán đã phải rời "ghế nóng" trước áp lực an toàn tài chính và sự đổi ngôi trong HĐQT của các đơn vị này.

Sắp kết thúc quý đầu tiên trong năm 2013, trước một thị trường chứng khoán tiếp tục khó khăn và lao đao với những tin đồn, không ít sếp công ty chứng khoán đã từ nhiệm, rời ghế nóng. Chỉ còn duy nhất một chi nhánh còn hoạt động trong nước, nhưng công ty chứng khoán Sacombank (SBS) cũng tiến hành thay đổi giám đốc ngay trong quý đầu năm 2013. Sau 14 tháng tại nhiệm, ông Hoàng Thanh Tuấn đã bị đình chỉ công tác, và phải giao lại ghế điều hành cao nhất của SBS cho ông Mạc Hữu Danh, Phó tổng giám đốc trước đó.

Đằng sau việc thay 'ghế nóng' tại công ty chứng khoán - ảnh 1
Sau thua lỗ, SBS tiếp tục làm "nóng" thị trường với thông tin thay ghế lãnh đạo.

Từng là ông lớn với quy mô vốn điều lệ ngày lên sàn đứng thứ 4 trên thị trường và thuộc top 3 thị phần môi giới chứng khoán năm 2009, hình ảnh của SBS giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình. Dưới thời hai tổng giám đốc tiền nhiệm là ông Lê Bá Hoàng Quang và ông Hoàng Thanh Tuấn, SBS không có kết quả hoạt động như mong đợi. Không chỉ thay giám đốc chi nhánh, SBS thậm chí còn cắt lương, thưởng của HĐQT và ban kiểm soát của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm vì kinh doanh thua lỗ. Với kế hoạch chấm dứt hoạt động của chi nhánh tại Campuchia trong tháng 3 này, thêm một sếp nữa của SBS cũng đứng trường nguy cơ phải rời "cuộc chơi" sớm.

Trước và sau vụ việc SBS thay ghế lãnh đạo, nhiều công ty chứng khoán khác cũng có sự đổi ngôi trên 2 vị trí giám đốc và phó giám đốc. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013, trên website của 2 sở giao dịch đã có 10 công ty chứng khoán đã đưa ra thông báo miễn nhiệm hoặc thay đổi người đứng đầu chi nhánh, công ty như Chứng khoán Hòa Bình, Chứng khoán Thiên Việt... Ngay cả chiếc ghế chủ tịch của Chứng khoán Phương Nam cũng đổi chủ, khi con trai của đại gia Trầm Bê - Trầm Khải Hòa - rời vị trí, trước khi công ty này miễn nhiệm giám đốc tài chính và đóng cửa một chi nhánh.

Theo thông báo của các công ty, hầu hết các vị trí này đều ra đi một cách tự nguyện, với lý do cá nhân thay vì sức ép từ phía công ty. Làn sóng tái cơ cấu nhân sự theo hướng thu hẹp trong 6 tháng gần đây đã tác động không chỉ tới nhóm nhân viên, mà còn quét qua cả những cấp lãnh đạo tầm trung và cao cấp của các công ty chứng khoán.

Giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội chia sẻ, nếu như thời điểm cuối năm 2011, áp lực với CEO chủ yếu là tái cơ cấu, vạch phương hướng để giữ công ty vượt qua khủng hoảng thì trong năm nay, an toàn tài chính và tái cấu trúc danh mục đầu tư là yêu cầu đặt ra với tất cả các sếp đang giữ ghế nóng ở công ty chứng khoán.

"Trong khi áp lực lợi nhuận từ phía cổ đông là thường trực, giám đốc công ty chứng khoán cũng phải lo cả những vấn đề pháp luật, và những yêu cầu mới khắt khe hơn từ phía Ủy ban Chứng khoán, đặc biệt là về các chỉ tiêu tài chính. Chưa kể tới việc thu nhập sa sút, không còn nhiều cơ hội trong nghề, và bảng thành tích với nhiều lần không hoàn thành kế hoạch cũng khiến nhiều người lựa chọn tự rời cuộc chơi sớm", vị này cho hay.

Trước làn sóng thay tướng ồ ạt của các công ty chứng khoán, một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng đây là hoạt động trong nội bộ các công ty, có liên quan đến việc đổi chủ các công ty này. "Ngay cả việc HĐQT thay ghế cũng là nguyên nhân khiến nhiều sếp chứng khoán phải ra đi, vì ông chủ mới cũng đồng nghĩa với những kế hoạch mới, dễ nảy sinh mâu thuẫn với ban điều hành cũ. Ví như nếu chứng khoán Xuân Thành không còn trong tay bầu Thụy nữa, có lẽ cũng sẽ có một ban giám đốc nữa phải ra đi", chuyên gia này chia sẻ.

Hạ Minh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.