Đà Nẵng: Kiểm tra, sắp xếp 25 nhà, đất công sản do các Hội đang quản lý

Ngày 29/4, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Vũ Quang Hùng cho biết vừa ký Quyết định số 102/QĐ-SXD về việc kiểm tra, rà soát, sắp xếp trụ sở làm việc của các Hội đang sử dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Theo đó, việc kiểm tra, rà soát và đề xuất sắp xếp trụ sở đối với các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do tất cả các Hội đang quản lý, sử dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm đảm bảo sử dụng phù hợp, thiện tiện và tiết kiệm quỹ nhà công sản theo chủ trương của UBND TP Đà Nẵng tại Công văn 440/UBND-QLĐTh ngày 18/1/2018 liên quan đến việc ký hợp đồng quản lý đối với các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ TP Đà Nẵng nằm trong số 25 nhà đất công sản do các Hội đang quản lý, sử dụng sẽ được kiểm tra, sắp xếp lại (Ảnh: HC)

Tổ kiểm tra có sự tham gia của đại diện các Sở Xây dựng, Tài chính, TN-MT, Công ty Quản lý nhà, UBND các quận, huyện nơi có các cơ sở nhà đất do các Hội đang quản lý, sử dụng và các Hội đang sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP Đà Nẵng, do ông Trần Văn Quảng, Phó trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Đà Nẵng) làm tổ trưởng, sẽ tiến hành việc kiểm tra từ nay đến hết tháng 5/2018.

Có tổng cộng 25 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước mà các Hội đang quản lý, sử dụng với tổng diện tích nhà 24.417,55m và tổng diện tích đất 32.065,42m2 sẽ được tiến hành kiểm tra.  Trong đó, quận Hải Châu có 16 cơ sở; quận Thanh Khê có 02 cơ sở; các quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ mỗi quận có 01 cơ sở; huyện Hòa Vang có 03 cơ sở.

Theo ông Vũ Quang Hùng, Tổ kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra thực tế sử dụng các các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do tất cả các Hội đang quản lý, sử dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng. Qua đó đề xuất sắp xếp trụ sở làm việc đảm bảo sử dụng phù hợp, thuận tiện và tiết kiệm quỹ nhà công sản.

Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Tài chính, Sở TN-MT, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để có ý kiến đề xuất đối với các vấn đề liên quan (như định mức trụ sở làm việc, các thủ tục liên quan đến giao đất, cho thuê đất…).

Trước đó như Infonet đã đưa tin, ngày 6/4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã ký văn bản 2411/UBND-QLĐTh giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở GTVT tiến hành rà soát các công trình, trụ sở các Hiệp hội theo hướng bố trí các Hiệp hội chung vào một số tòa nhà để sau khi sắp xếp các đơn vị thì ưu tiên quỹ đất phục vụ mục đích công cộng, làm bãi đỗ xe nhiều tầng kết hợp công trình thương mại dịch vụ.

25 CƠ SỞ NHÀ ĐẤT CÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG DO CÁC HỘI ĐANG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SẼ ĐƯỢC KIỂM TRA, SẮP XẾP LẠI

Quận Hải Châu:

1/ Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật TP (71 Trần Phú; 179m2 nhà, 347m2 đất).

2/ Hội Khuyến học TP (175 Trần Phú; 614,5m2 nhà, 162,7m2 đất).

3/ Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật TP (54/10 Ông Ích Khiêm; 1.461,5m2 nhà, 960,8m2 đất)

4/ Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Hội Tù yêu nước, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Luật gia, Hội Từ thiện, Hội Chữ thập đỏ (522 Ông Ích Khiêm; 1476m2 nhà, 928,6m2 đất).

5/ Hội Người mù TP (320 Trưng Nữ Vương; 244m2 nhà, 75,4m2 đất).

6/ Trung tâm Hướng nghiệp và sản xuất mây tre Hội Người mù (382/10 Núi Thành; 511,12m2 nhà, 449,65m2 đất).

7/ Hội đồng Liên Minh Hợp tác xã (79 Lý Thái Tổ; 751,2m2 nhà, 468,8m2 đất).

8/ Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật TP (05 Quang Trung; 751m2 nhà, 468,8m2 đất).

9/ Hội Cựu chiến binh TP (68 Quang Trung; 942m2 nhà, 327,5m2 đất).

10/ Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP (411 Phan Châu Trinh; 1.034m2 nhà, 767,79m2 đất).

11/ Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP (26C Chu Văn An (3.998,6m2 nhà, 891,1m2 đất).

12/ Trung tâm Hướng nghiệp và sản xuất mây tre TP, và Hội Người mù quận Hải Châu (425 Hoàng Diệu; 351,96m2 nhà, 116,06m2 đất).

13/ Hội đồng Liên Minh Hợp tác xã TP (123 Phan Châu Trinh, 176m2 nhà, 85,3m2 đất).

14/ Hội Liên hiệp phụ nữ TP (01 Pasteur; 2.426,2m2 nhà, 2.080m2 đất).

15/ Hội Nhà báo TP (46 Trần Quốc Toản; 206,88m2, 110m2 đất).

16/ Hội Nông dân TP (12 Hồ Nguyên Trừng).

Quận Thanh Khê:

17/ Hội Người mù quận (12 Thanh Huy 3; 279,9m2 nhà, 166,5m2 đất)

18/ Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thuộc Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP (209 Dũng Sĩ Thanh Khê; 3.698m2 nhà, 8.853,5m2 đất).

Quận Sơn Trà:

19/ Hội Người mù quận (115 Trần Khát Chân; 224m2 nhà, 115m2 đất).

Quận Liên Chiểu:

209/ Hội Người mù quận (05 Ngô Chân Lưu; 160m2 nhà, 488,4m2 đất).

Quận Ngũ Hành Sơn:

21/ Hội Người mù quận (Tổ 90 Hòa Hải; 408m2 nhà, 469,1m2 đất).

Quận Cẩm Lệ:

22/ Hội Người mù quận (17 Bình Thái 1; 288,12m2 nhà, 167,72m2 đất).

Huyện Hòa Vang:

23/ Hội Người mù huyện (Túy Loan Đông 2, 549,8m2 nhà, 1.106m2 đất).

24/ Trại chăn nuôi Nhơn Sơn thuộc Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP (thôn Phước Hưng, 3.666m2 nhà).

25/ Trại chăn nuôi Nhơn Sơn thuộc Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP (thôn Cẩm Toại Tây, xã Hòa Phong; 498,4m2 nhà, 12.850m2 đất).

HẢI CHÂU

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.