Chung cư cao cấp ở TP.HCM: Quảng cáo một đằng, chất lượng một nẻo

Chung cư được các chủ đầu tư tự gắn mác cao cấp, thổi phồng tiện ích nhưng khi bàn giao nhà, khách hàng mới ngã ngửa vì thực tế không như lời quảng cáo.

Chưa sửa lỗi còn cắt điện

Phản ánh đến Báo điện tử Infonet, chị N.T.T (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, tháng 5/2015 chị có mua căn hộ tại chung cư Gateway Thảo Điền, quận 2 do Công ty CP BĐS Sơn Kim (Sơn Kim Land) làm chủ đầu tư. 

Đến tháng 4/2018, chị T. nhận bàn giao căn hộ nhưng có hàng chục lỗi như ngăn tủ bị vênh; cửa chính bị trầy và đắp sơn sần sùi; khung bao cửa chính nhiều vết thủng và dính sơn; gạch sàn phòng tắm bị vỡ; vách tường phòng giặt bị ố và nhiều lỗ đinh; cạnh tủ quần áo bong tróc; máy nước nóng rỉ nước…

Căn hộ tại dự án Gateway Thảo Điền bị khách hàng phản ánh về chất lượng.

Sau khi chị T. phản ánh, phía Sơn Kim Land hứa sẽ hoàn tất việc sửa chữa trong vòng nửa tháng. Nhưng theo chị T,  phải 3 tháng sau, chủ đầu tư mới sửa chữa một số lỗi và đến này vẫn còn lỗi chưa khắc phục xong. 

“Tôi hối thúc nhiều lần nhưng Sơn Kim Land và đơn vị quản lý toà nhà là Savills Việt Nam đùn đẩy trách nhiệm, điều này khiến tôi mất nhiều thời gian đi lại để giám sát việc sữa chữa. Ngoài ra, vì không cho thuê được căn hộ nên tôi còn bị thiệt hại về kinh tế”, chị T. bức xúc.

Chưa hết, đầu tháng 10/2018, căn hộ của chị T. bất ngờ bị cắt điện. Đơn vị quản lý toà nhà lấy lý do chị T. chưa thanh toán tiền điện mặc dù chị đã nhiều lần gửi yêu cầu đến ban quản lý là chỉ thanh toán tiền điện, nước khi nào các lỗi của căn hộ được sửa xong. 

Chị T. cho rằng, Sơn Kim Land và ban quản lý chung cư Gateway Thảo Điền coi thường khách hàng, thu tiền xong là không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng. Quảng cáo là căn hộ cao cấp nhưng khi bàn giao thì có rất nhiều lỗi. 

Trao đổi với PV Infonet về những phản ánh của chị T, bà Lê Việt Hà, Giám đốc điều hành lĩnh vực BĐS của Sơn Kim Land cho biết, công ty và Savills Việt Nam đang cùng nhau phối hợp giải quyết các vấn đề trong thời gian sớm nhất cho khách hàng T. 

Một dự án từng gắn mác căn hộ cao cấp nhưng khiến khách mua thất vọng về chất lượng là cao ốc Hưng Phát, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Dự án do Công ty CP đầu tư BĐS Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư. 

3 năm sau ngày nhận bàn giao nhà, cư dân L.C.D ngụ tại cao ốc Hưng Phát đã phản ánh về tình trạng thấm dột mỗi khi trời mưa. Mặc dù chủ đầu tư và ban quản lý chung cư nhiều lần khắc phục, bằng nhiều phương án nhưng tình trạng thấm dột vẫn tái diễn. 

Nước tràn vào khu vực giữ xe tại chung cư Saigonres Plaza mỗi khi trời mưa.

Mới đây hàng trăm cư dân chung cư Saigonres Plaza, quận Bình Thạnh cũng khiếu nại về chất lượng dự án này với chủ đầu tư là Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Nam Đô thuộc Công ty CP địa ốc Sài Gòn - Saigonres. Đây là dự án được quảng cáo là căn hộ cao cấp nhưng mới bàn giao đã có nhiều lỗi. 

Chưa đầy nửa năm nhận bàn giao nhà, cư dân Saigonres Plaza cho biết, nhiều căn hộ tại đây xuất hiện tình trạng thấm dột mỗi khi trời mưa; tường một số căn hộ bị nứt, nước mưa chảy vào làm hư hỏng đồ nội thất; thiết bị vệ sinh bị rỉ sét, không nhãn mác; nhà sinh hoạt cộng đồng không sử dụng được; thang máy thường xuyên bị lỗi…

Trả lời những phản ánh của cư dân Saigonres Plaza, ông Phạm Thu, TGĐ Công ty CP Địa ốc Sài Gòn cho rằng, do đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án nên khó tránh khỏi sơ suất. Công ty và ban quản lý toà nhà sẽ khắc phục và sửa chữa. 

Loạn danh xưng chung cư - khó xử lý? 

Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho biết, thời gian qua thị trường BĐS xuất hiện tình trạng “loạn” danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, thậm chí căn hộ siêu sang. Nhiều chủ đầu tư sử dụng tràn lan tên nước ngoài gắn với các mỹ từ như Luxury, Hi-end, Premier, Royal… để quảng bá nhằm câu khách. 

Theo ông Châu, một số chủ đầu tư “tự phong” dự án cao cấp, căn hộ hạng sang khi chưa được Sở Xây dựng hay đơn vị độc lập đánh giá, công nhận. Việc quảng bá theo kiểu “thổi phồng” tiện ích, thông tin sai lệch là vi phạm quy định tại Khoản 13, Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014. 

Bên cạnh đó, không ít chủ đầu tư không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS và có dấu hiệu gian lận, lừa dối trong kinh doanh BĐS… gây thiệt hại về quyền lợi cho khách hàng là vi phạm các hành vi cấm tại Khoản 3 và 4 Điều 8 Luật Kinh doanh BĐS năm 2014. 

Để quản lý việc phân cấp nhà chung cư, theo ông Châu cần phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 31/2016/TT-BXD (Thông tư 31) quy định về phân hạng và công nhận nhà chung cư cho sát với thực tế. Bởi các thông tư hiện nay chỉ phân hạng khi chung cư đã xây dựng xong hoặc đã bán cho khách hàng. Trong khi các chủ đầu tư đã tự ý gắn mác cao cấp từ giai đoạn quảng bá, mở bán dự án. 

Theo luật sư Trần Mai Hạnh (Đoàn Luật sư TP.HCM), hiện chung cư được phân hạng A, B hoặc C dựa trên 4 tiêu chí, gồm: Quy hoạch – kiến trúc; hệ thống, thiết bị kỹ thuật; dịch vụ, hạ tầng xã hội; chất lượng, quản lý, vận hành. 

Tuy vậy, theo luật sư Hạnh, các tiêu chí phân hạng chung cư còn chung chung. Ngoài ra, chế tài xử lý các chủ đầu tư gắn mác chung cư cao cấp như “gãi ngứa”. Cụ thể, quy định xử lý vi phạm một số hành vi tại Điều 12 Thông tư 31 thì Sở Xây dựng chỉ huỷ quyết định công nhận, công bố thông tin công khai; xoá thông tin, văn bản quyết định công nhận hạng đã đăng tải trên cổng thông tin điện tử…

Phương Anh Linh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.