"Chống ế” gói 30.000 tỷ đồng: Cần "mở khóa" nhiều "cửa"

Mua nhà qua chủ đầu tư cấp 2 không được vay, dự án xin chia nhỏ căn hộ không được duyệt... là những điều kiện cần sớm khai thông để đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ.

Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), trao đổi với PV Infonet về các biện pháp đẩy nhanh giải ngân gói 30.000 tỷ.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA)

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến ngày 15/10, tổng số tiền các ngân hàng đã cam kết giải ngân theo chương trình là gần 7.950 tỷ đồng, dư nợ 3.576 tỷ, mới được gần 12% gói hỗ trợ.

- Là đại diện giới kinh doanh BĐS TP. HCM, theo ông những tháo gỡ của Chính phủ trong thời gian qua đối với chủ đầu tư và người mua nhà có nhu cầu vay gói 30.000 tỷ có hiệu quả chưa?

+ Phải nói rẳng gói 30.000 tỷ đồng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức ưu đãi cho vay mua nhà ở đối với người thu nhập thấp. Để thực hiện giải ngân gói này cũng là một quá trình mà Chính phủ cũng như các bộ ngành từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý nên việc triển khai còn chậm. Sau Nghị quyết 02 thì hàng loạt các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành còn chậm

Nhiều vấn đề chưa được tiên lượng, chẳng hạn việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mãi đến tháng 4/2014 Thông tư liên tịch 01 giữa 4 bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước mới chính thức cho phép việc này để khơi thông gói 30.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc ra đời Thông tư 02 của Bộ Xây dựng đã cho phép chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, và cho phép chia nhỏ căn hộ lớn thành căn hộ nhỏ vẫn còn vướng, trong khi đó sản phẩm phù hợp với mục tiêu giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cũng rất thiếu như nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ.

Đến nay, tại TP.HCM có 08/11 dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội, mới chỉ có 2 DN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này là con số khá khiêm tốn, vì điều kiện để các DN BĐS có thể tiếp cận vay vốn của gói 30.000 tỷ đồng là không dính nợ xấu. Hiện chỉ có dự án căn hộ của Hoàng Quân mới giải ngân được khoảng 200 tỷ đồng, và dự án căn hộ của CTCP Đầu tư Thủ Thiêm. Còn CTCP Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 cũng đã tiếp cận gói 30.000 tỷ đồng mà không đủ điều kiện.

Khi gói 30.000 tỷ đồng được tháo gỡ các vướng mắc, giải ngân nhanh hơn nữa sẽ thúc đẩy thị trường BĐS sôi động trở lại và tạo nguồn lực cho DN xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Vậy còn vấn đề gì cần tháo gỡ để người dân có thể tiếp cận gói 30.000 tỷ thuận lợi hơn, thưa ông?

+ Hiện nay, đối với nhà ở xã hội thì khách hàng phải mua trực tiếp từ chủ đầu tư chính, (chủ đầu tư cấp 1) mới được nhận ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng.

Chẳng hạn, Nam Long là chủ đầu tư cấp 1 bán lại dự án cho 1 DN khác thì DN này là nhà đầu tư cấp 2. Nếu nhà đầu tư cấp 2 này ký hợp đồng bán căn hộ cho khách hàng thì khách hàng không vay được gói 30.000 tỷ đồng. 

Như vậy, nhà đầu tư cấp 2 phải chuyển đổi thành nhà đầu tư cấp 1 thì hợp đồng bán nhà hay căn hộ cho khách hàng mới được áp dụng gói hỗ trợ này. Còn không khách hàng phải ký hợp đồng mua căn hộ với Nam Long mới nhận được ưu đãi từ gói hỗ trợ.

Vừa rồi, Horea đã kiến nghị với Bộ Xây dựng về việc này, vì vấn đề ở đây không phải là chủ đầu tư nào mà là căn hộ nào. Và Bộ Xây dựng cũng mới trả lời CTCP Quốc Cường Gia Lai về vấn đề này nhưng mới chỉ ở vấn đề nhà ở xã hội.

- Đến 1/6/2016 kết thúc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, trong khi lượng nhà ở cung cấp cho gói này rất thiếu. Vậy làm sao có thể xây nhanh dự án BĐS để đáp ứng nhu cầu thực của người thu nhập thấp?

+ Hiện nay, vấn đề rất lớn là chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc là cho chia nhỏ căn hộ để có giá bán 1,05 tỷ đồng.

Việc chia nhỏ căn hộ cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nhiều dự án muốn làm nhưng không được thực hiện vì lý do sẽ tác động đến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc tổng thể của TP.HCM.

Nhưng theo tôi thì chúng ta phải chấp nhận trong giai đoạn chuyển đổi quá độ hiện nay. Chính phủ cho phép khi chia nhỏ căn hộ nếu không làm thay đổi tổng diện tích sàn. Đúng là quy mô dân số có thể tăng nhưng vẫn phải nằm trong khả năng chịu đựng được.

Đất nước chúng ta còn nghèo nên điều kiện thu nhập còn thấp nên phải chấp nhận một giai đoạn phải sống trong căn nhà nhỏ, không được rộng và tiện ích chưa được đầy đủ.

- Như vậy liệu có ảnh hưởng đến mục tiêu đến năm 2020 đạt diện tích nhà ở bình quân là 25m2 sàn/người, thưa ông?

+ Chúng ta phải chấp nhận vì ngay như Singapore cũng phát triển đô thị qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu họ chấp nhận ở chật, ở xấu, không đủ tiện ích. Sau 20-25 năm Singapore cải tạo và đập đi xây dựng lại thì mới có được một đất nước quy hoạch và phát triển hiện đại như hiện nay.

- Xin cảm ơn ông!

Linh Lan

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.