Căng thẳng OCG: Khi nào cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Hơn 3 tháng kể từ ngày ĐHCĐ thường niên 2018, CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) vẫn chưa thể thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do bất đồng nội bộ HĐQT và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND quận Ba Đình

Đang áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, OGC đột nhiên có thêm Chủ tịch HĐQT?

Trước việc DNTN Hà Bảo của ông Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch OGC) có đơn yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi TAND quận Ba Đình đối với toàn bộ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 ngày 15/08/2018 của OGC, ngày 03/10/2018 TAND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ kiện Tòa án đang giải quyết.

Theo tìm hiểu của PV, cuộc chiến pháp lý gây chia rẽ nội bộ HĐQT OGC chỉ thực sự bùng lên sau đại hội cổ đông ngày 15/08/2018.

Nhóm các thành viên HĐQT gồm: ông Hà Trọng Nam (Phó Chủ tịch HĐQT, anh trai ông Hà Văn Thắm), bà Nguyễn Thị Lan Hương (thành viên HĐQT) và bà Hoàng Thị Phương Lan (thành viên HĐQT độc lập) đại diện cho quyền lợi của ông Hà Văn Thắm, đã có những phản ứng và không đồng tình với kết quả ĐH mặc dù phiên họp đầu tiên của HĐQT OGC ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ ngày 15/8/2018 đã bầu Phó Chủ tịch thay thế thành viên bị miễn nhiệm được thông qua với tỉ lệ biểu quyết 100%.

Ngày 06/11 vừa qua, các ông bà này đã tự đứng ra tổ chức cuộc họp HĐQT bất thường trong đó ông Hà Trọng Nam đã bị miễn nhiệm cũng tham gia cuộc họp này đã bầu bà Nguyễn Thị Lan Hương làm Chủ tịch HĐQT công ty OGC.

Nội bộ Ocean Group ngày càng chia rẽ. Cùng với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp của Tòa án nhân dân quận Ba Đình chưa có hướng giải quyết tiếp theo khiến mọi việc tại Ocean Group đình trệ, không thể hoạt động được.

Khi nào cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Trên thực tế, trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự nói chung, phía nguyên đơn (cá nhân, tổ chức) có quyền yêu cầu Toà án, nơi đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp gọi là “biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo thủ tục, trình tự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của mình, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh việc có thể gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án (sau khi Tòa đã xét xử).

Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thiếu cẩn trọng có thể dẫn đến những thiệt hại lớn cho bên bị áp dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Điển hình như trường hợp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (“OGC”) hiện nay.

OGC là đương sự trong vụ việc Chủ doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo yêu cầu Tòa án nhân dân quận Ba Đình hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 số 002/8/2018 của OGC.

Theo đó, sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án nhân dân quận Ba Đình đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và được thể hiện tại Quyết định Thay đổi Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời số 146/2018/QĐ-BPKCTT ngày 18/10/2018. Theo đó, Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:

Buộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) tạm dừng thực hiện các điều: Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 số 002/2018/NQ-ĐHĐCĐ ngày 15/08/2018 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương.

Tuy nhiên, việc ra Quyết định Thay đổi Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời số 146/2018/QĐ-BPKCTT của Tòa án nhân dân quận Ba Đình trong trường hợp này đã bộc lộ nhiều căn cứ cho thấy căn cứ ban hành quyết định này không chặt chẽ:

Thứ nhất, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo không có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ của OGC.

Theo quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì chỉ có cổ đông, nhóm cổ đông được quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Trong khi đó, toàn bộ cổ phần của OGC mang tên Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo hiện đang bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý để thi hành án (theo Quyết định Cưỡng chế Kê biên, Xử lý Tài sản số 41/QĐ-CTHADS ngày 10/08/2018) và yêu cầu không được thực hiện quyền chủ sở hữu, quyền cổ đông (quyền biểu quyết, ứng cử, đề cử và các quyền khác phát sinh từ quyền sở hữu) cho đến khi Hà Văn Thắm thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án đối với Nhà nước (theo Công văn số 3362/CTHADS ngày 13/08/2018).

Như vậy, căn cứ các văn bản đang có hiệu lực pháp luật của Cơ quan thi hành án được nêu trên, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo không được thực hiện quyền cổ đông OGC. Điều đó có nghĩa rằng, Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo không có quyền yêu cầu Tòa án xem xét, hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông OGC cũng như không có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ hai, thiếu cơ sở chứng minh việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này là cần thiết.

Căn cứ quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định này sẽ chỉ được áp dụng nhằm ngăn chặn đối với hành vi làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Người yêu cầu không đưa ra được cơ sở và cũng không xuất trình được chứng cứ để chứng minh cho việc nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc và đến quyền/lợi ích hợp pháp của đương sự.

Ngược lại, việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không ảnh hưởng và không liên quan gì đến quá trình giải quyết vụ việc. Quyền và lợi ích của đương sự sẽ chỉ được bảo vệ nếu như quyền và lợi ích đó là hợp pháp. Như đã nêu trên, toàn bộ cổ phần của OGC mang tên Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo đều đã bị kê biên cưỡng chế xử lý để thi hành án. Vì vậy, không có căn cứ để cho rằng nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và/hoặc Chủ Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo. 

Trước sự việc kéo dài, Ocean Group đã lên tiếng khẳng định, theo quy chế tài chính của Công ty thì bất kỳ giao dịch nào có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên đều phải được HĐQT thông qua trước khi xác lập, thực hiện. Song, việc phải thi hành Quyết định Thay đổi Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời số 146/2018/QĐ-BPKCTT ngày 18/10/2018, đã dẫn đến việc OGC không thể xác định được số lượng và tư cách của thành viên HĐQT. Do vậy, HĐQT của OGC cũng không thể họp và không thể thông qua các nội dung phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này dẫn đến việc đình trệ toàn bộ các hoạt động đầu tư, kinh doanh của OGC và thậm chí dẫn đến việc vi phạm các nghĩa vụ của Doanh nghiệp niêm yết. Đơn cử gần nhất, tuy Báo cáo Tài chính Quý III năm 2018 của OGC đã hoàn thành theo quy định nhưng không được HĐQT thông qua theo quy chế tài chính OGC, dẫn tới việc chậm nộp và chậm công bố thông tin.

Nếu cứ tiếp tục tình trạng hiện tại, với các báo cáo không đủ điều kiện để công bố đúng thời gian luật định, rất có thể OGC không chỉ đối mặt với việc bị xử phạt từ 50.000.000 VND đến 70.000.000 VND (theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013), mà còn đứng trước nguy cơ bị Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định hạn chế giao dịch cổ phiếu OGC (giao dịch nửa ngày hoặc giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định), thậm chí hủy niêm yết bắt buộc.

Nếu xảy ra, đó sẽ là thiệt hại vô cùng lớn không chỉ đối với OGC mà còn đối với hơn 7.000 cổ đông của OGC.

PV

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.