Các đại gia bán lẻ điện thoại đều buồn vì những lý do khác nhau

Thị trường điện thoại di động vẫn chưa đạt mức bão hòa, thế nhưng các đại gia bán lẻ như CTCP Thế giới số (DGW), CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG), CTCP Tập đoàn FPT (FPT), và CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG) lại không thể hài lòng với kết quả kinh doanh đối với mặt hàng này.

CTCP Thế giới số (DGW) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu đạt 2,8 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 55,97 tỷ đồng, lần lượt giảm 14,3% và 34,6% so với cùng kỳ. Doanh thu quý 3 đạt 1 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế đạt 23,8 tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ. DGW không công bố thông tin chi tiết về cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, doanh thu phân phối điện thoại di động có thể giảm bởi nguyên nhân sau:

Năm 2015, phân phối điện thoại di động Nokia/Microsoft đóng góp khoảng 21% vào tổng doanh thu của DGW. Tuy nhiên, do điện thoại Nokia/Microsoft liên tiếp mất thị phần và do có những thay đổi từ việc mua lại Nokia của Microsoft, DGW đã bỏ phân phối điện thoại Nokia/Microsoft trong năm 2016. Theo đó, doanh thu 9 tháng là từ các thương hiệu điện thoại rẻ tiền gồm Xiaomi, Wiko, Obi, Intex.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, chi phí quản lý và bán hàng của DGW là 97,4 tỷ đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ, trong khi đó tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu cũng tăng lên 3,49% từ mức 2,19% trong 9 tháng đầu năm ngoái. Chi phí quản lý và bán hàng tăng chủ yếu do DGW tăng số lượng nhà kho từ 3 nhà kho trong năm 2015 lên 13 nhà kho tính đến cuối tháng 9/2016, đồng thời tăng số lượng các trung tâm dịch vụ sau bán hàng từ 5 trung tâm trong năm 2015 lên 13 trung tâm trong 9 tháng đầu năm nay.

Các đại gia bán lẻ điện thoại đều buồn vì những lý do khác nhau - ảnh 1

Cùng với DGW, Tập đoàn FPT cũng chứng kiến sự sụt giảm trong doanh thu phân phối điện thoại di động. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 của FPT, doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ các mảng gia công phần mềm, dịch vụ viễn thông và quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó, mảng phân phối có mức tăng trưởng âm do FPT không còn phân phối độc quyền điện thoại iPhone, đồng thời phải giải phóng tồn kho điện thoại Lumia. Do vậy, doanh thu mảng phân phối đạt 8.965 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế mảng này đạt 240 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ.

Kể từ quý 4/2015, Apple bắt đầu bán điện thoại iphone trực tiếp qua các chuỗi bán lẻ bao gồm FPT retail và Thế giới di động (MWG) thay vì qua FPT, nhà phân phối của Apple tại Việt Nam. Vào tháng 5/2016, Microsoft tuyên bố dừng sản xuất sản xuất điện thoại và dừng bán điện thoại Lumia vào tháng 12/2016. Theo đó, mảng phân phối của FPT phải giải phóng tồn kho điện thoại Lumia. Hai sự kiện này đã ảnh hưởng tiêu cực đến mảng phân phối của FPT.

FPT đã có kế hoạch đến cuối năm 2016 bán phần lớn cổ phần thậm chí là cổ phần kiểm soát của cả hai mảng bán lẻ và phân phối. Tuy nhiên, do bản chất phức tạp của việc thoái vốn này khi liên quan đến hai mảng kinh doanh khác nhau với phương thức định giá khác nhau, nên đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nào ra mặt chính thức cho dù FPT dự kiến quá trình này sẽ hoàn tất trong quý 1/2017.

Mục đích thoái vốn khỏi hai mảng kinh doanh này là để tập trung vào mảng kinh doanh chủ chốt ở mảng công nghệ và viễn thông. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là mảng phân phối cho tỷ suất lợi nhuận thấp, trong khi FPT cũng cần tăng nguồn tiền mặt để mua cổ phần tại FPT Telecom từ SCIC trong tương lai.

Một doanh nghiệp niêm yết khác là CTCP Thế giới số Trần Anh (TAG) ghi nhận mức lỗ trong quý 3/2016 sau chuỗi 7 quý liên tiếp có lãi trước đó. Theo báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu quý 3 của TAG đạt 872,97 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ. Trong kỳ, các chi phí phát sinh đều gia tăng, đặc biệt chi phí bán hàng tăng mạnh 37% lên 95,08 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Trần Anh lỗ 5,89 tỷ đồng trong quý 3/2016. Theo ông Trần Xuân Kiên, Tổng Giám đốc công ty, kết quả kinh doanh kém tích cực trong quý vừa qua bởi ảnh hưởng của việc đóng cửa trước thời hạn và gián đoạn kinh doanh Siêu thị Phạm Hùng trong thời gian chờ chuyển sang địa điểm mới. Ngoài ra, việc một số siêu thị dự kiến khai trương trong quý 3/2016 phải đẩy lùi sang quý 4/2016, trong khi chi phí phát sinh cho hoạt động của siêu thị đã có, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh của Trần Anh. Tuy nhiên, trong báo cáo kết quả kinh doanh của mình, Trần Anh không công bố chi tiết cơ cấu doanh thu của từng mảng cụ thể, nên khó có thể biết được chính xác doanh thu cũng như lợi nhuận trong mảng phân phối điện thoại di động của Trần Anh.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Trần Anh đạt doanh thu 3.114 tỷ đồng, tăng 26%; lợi nhuận sau thuế đạt 12,71 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2015.

Trong khi các đối thủ có mức doanh thu và lợi nhuận mảng bán lẻ điện thoại di động không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) cũng gặp hạn trong quý 3 vừa qua do sự cố Samsung Galaxy Note 7. Với 38% thị phần bán lẻ điện thoại di động cùng 902 cửa hàng Thegioididong trên cả nước, MWG dẫn đầu thị trường về bán lẻ mặt hàng này và cũng là nhà bán lẻ lớn nhatas của Samsung tại Việt Nam với hơn 40% thị phần.

Đã có khoảng 12.000 điện thoại Galaxy Note 7 đã bị thu hồi tại Việt Nam, trong đó khoảng 5.000 máy được thu hồi thông qua MWG. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới diễn ra tại Hà Nội, lãnh đạo MWG cho biết quý 3 có 359,3 tỷ đồng hàng bán trả lại do sự cố Samsung Galaxy Note 7, tăng vọt 953% so với cùng kỳ.

Với việc thị trường điện thoại di động được dự báo sẽ bão hòa vào năm 2017, MWG đã có bước chuẩn bị bằng việc từ năm 2018 trở đi sẽ mở rộng mô hình siêu thị mini trên phạm vi cả nước. Lãnh đạo MWG tin rằng mảng kinh doanh mới này sẽ là một trong những động lực tăng trưởng chính của MWG sau 2 hoặc 3 năm tới.

Nguyễn Tuân

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.