Bức tranh tỷ phú ASEAN-6 năm 2021: Tài sản tỷ phú Việt Nam tăng nhanh hay chậm?

Cả số lượng và tổng giá trị tài sản của các tỷ phú đều chứng kiến mức tăng đáng chú ý trong năm 2021.

Tính đến ngày 28/12/2021, trong nhóm ASEAN-6, chỉ có duy nhất Việt Nam là giữ nguyên số lượng, còn các quốc gia Đông Nam Á khác đều có sự xuất hiện của các tỷ phú mới.

Đáng chú ý nhất là Thái Lan, quốc gia này có thêm 10 tỷ phú, vượt qua Singapore trở thành quốc gia có nhiều tỷ phú nhất Đông Nam Á. Singapore đứng thứ hai với 28 tỷ phú, tăng 4 so với năm trước.

Bức tranh tỷ phú ASEAN-6 năm 2021: Tài sản tỷ phú Việt Nam tăng nhanh hay chậm? - Ảnh 1.

Dữ liệu tổng hợp Forbes (Năm 2020 là tháng 4/2020; Năm 2021 là 28/12/2021)

Malaysia, Philippines và Indonesia cũng có số tỷ phú tăng khá, lần lượt là 5, 6 và 8 người.

Bức tranh tỷ phú ASEAN-6 năm 2021: Tài sản tỷ phú Việt Nam tăng nhanh hay chậm? - Ảnh 2.

Dữ liệu tổng hợp Forbes (Năm 2020 là tháng 4/2020; Năm 2021 là 28/12/2021)

Tài sản tỷ phú tại Đông Nam Á cũng có sự tăng trưởng rất mạnh trong năm 2021. Theo dữ liệu tổng hợp từ Forbes, so với lần thống kê vào tháng 4/2020, đến nay, tổng tài sản của các tỷ phú ở Indonesia đã tăng nhanh nhất khu vực, lên tới 80%, tại Philippines là 79%, trong khi tài sản các tỷ phú ở Singapore tăng 51%, Thái Lan tăng 47%, Việt Nam tăng 46% và Malaysia tăng 35%.

Bức tranh tỷ phú ASEAN-6 năm 2021: Tài sản tỷ phú Việt Nam tăng nhanh hay chậm? - Ảnh 3.

Dữ liệu tổng hợp Forbes (GDP 2021 ước tính theo dự báo của IMF)

Tỷ lệ tương quan của tài sản tỷ phú trên GDP tăng tại tất cả các quốc gia. Cụ thể, cùng với mức tăng ngoạn mục về tổng tài sản tỷ phú, dự kiến, tài sản của các tỷ phú Singapore có thể tương đương với gần 34,81% GDP của quốc gia này, tăng rất mạnh so với năm 2020. Con số này ở Thái Lan là 17,3%, cũng tăng mạnh so với năm trước. So với các quốc gia ASEAN-6 khác, tổng tài sản của các tỷ phú Việt Nam so với GDP vẫn còn ở mức khá thấp (5,33%).

Người giàu có đang giàu nhanh hơn?

Số lượng tỷ phú trong danh sách Giàu nhất thế giới được công bố lần thứ 35 của Forbes đã tăng vọt lên con số 2.755 người. Đáng chú ý, cứ mỗi 17 giờ thì có một tỷ phú mới được tạo ra. Con số đáng kinh ngạc khác là 86% các tỷ phú đã giàu hơn so với một năm trước.

Tổng cộng những tỷ phú này đang sở hữu khối tài sản 13,1 nghìn tỷ USD, tăng từ 8 nghìn tỷ USD vào năm 2020. 

Mỹ vẫn có nhiều tỷ phú nhất, với 724 tỷ phú, tiếp theo là Trung Quốc với 698 đại diện. Mỹ và Trung Quốc không chỉ có nhiều tỷ phú hơn bao giờ hết, mà khối tài sản của những người giàu nhất tại các nước này còn liên tục phình to.

Trong khi đó, tài sản của các tỷ phú châu Âu đã tăng lên mức 3 nghìn tỷ USD, vì những người giàu nhất thế giới, phần lớn vẫn được bảo vệ khỏi những tác hại tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra.

Ông trùm hàng xa xỉ của Pháp Bernard Arnault chứng kiến khối tài sản tăng gần gấp đôi so với con số 76 tỷ USD của một năm trước (lên 150 tỷ USD), do giá trị cổ phiếu LVMH tăng. Ông trùm thời trang nhanh Tây Ban Nha Amancio Ortega là người giàu thứ hai châu Âu, trị giá 77 tỷ USD, tăng hơn gấp 3, nhưng vẫn tụt hạng xuống vị trí thứ 11 trong danh sách giàu nhất thế giới trong năm nay, vì những người khác - chủ yếu là tỷ phú Mỹ - đã kiếm vượt xa số tiền mà ông thu được.

Theo báo cáo "Bất bình đẳng thế giới 2022" do Global Inequality Lab thực hiện, tỷ lệ tài sản toàn cầu mà các tỷ phú đang nắm giữ đã tăng lên mức kỷ lục trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19. Khoảng 2.750 tỷ phú được quan sát đang kiểm soát tới 3,5% tài sản của thế giới. Con số này cao hơn nhiều so với mức 2% khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020. Trong khi, một nửa dân số nghèo nhất hành tinh chỉ sở hữu khoảng 2% tài sản toàn cầu.

Những phát hiện nói trên đã dấy lên những cuộc tranh luận về sự bất bình đẳng ngày càng bị khắc sâu trong đại dịch, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia đang phát triển. 

Ở gần như mọi nơi trên khắp thế giới, 10% những người giàu nhất kiểm soát tới 60-80% của cải. Đặc biệt, bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, sự chênh lệch giàu nghèo ở các quốc gia này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu. Những năm 2000, con số này chỉ là 1/2.

Rất nhiều tổ chức nghiên cứu quốc tế đã coi Covid-19 là "virus bất bình đẳng", khi nó kéo dài khoảng cách giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng kinh tế ở hầu hết các quốc gia, điều chưa từng xảy ra trong hơn một thế kỷ qua. Nhìn rộng ra bảng xếp hạng của Forbes, tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng đến hơn 60% trong năm mà nền kinh tế chịu cơn suy thoái lịch sử. Còn nhóm người lao động thu nhập thấp lại bị bỏ lại phía sau nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Tỷ phú mới nổi 'đe dọa' Top 5 người giàu nhất, vua hàng tiêu dùng kiếm thêm ngàn tỷ

Tỷ phú mới nổi 'đe dọa' Top 5 người giàu nhất, vua hàng tiêu dùng kiếm thêm ngàn tỷ

Tài sản của ông vua hàng tiêu dùng tăng 3.443 tỷ đồng, trong khi vị trí cuối trong top 5 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán có thể rơi vào tay ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshine group với khối tài sản trị giá 36.764 tỷ đồng

Theo cafef.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.