Bị "tố" không trả phí thuê công trình Nhà nước, ông chủ Tập đoàn Hoành Sơn nói gì?

Trước thông tin nói rằng, Tập đoàn Hoành Sơn cấp nước cho Formosa nhưng không trả một đồng phí nào,  ông Phạm Hoành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn khẳng định rằng thông tin trên là không đúng.

{keywords}
Lễ ký kết hợp đồng cấp nước giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng và Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Trao đổi với PV, ông Phan Viết Liệu, Phó giám đốc phụ trách khu vực Kỳ Anh thuộc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết, hồ thượng nguồn sông Trí được xây dựng 2007, do Sở Nông nghiệp làm chủ đầu tư, đến năm 2013 thì bàn giao cho công ty quản lý vận hành nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Theo ông Liệu, khi Công ty Formosa xây dựng nhà máy luyện thép và khu công nghiệp, cần nước để hoạt động sản xuất nên ký hợp đồng trực tiếp với Thủy lợi Nam Hà Tĩnh. Qua số liệu lưu giữ cho thấy, năm 2015, Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cấp bán cho Formosa 3,9 triệu m3 thu gần 3,7 tỷ đồng; Năm 2016, cấp 9,2 triệu m3 thu gần 8,7 tỷ đồng; Năm 2017, cấp 16,9 triệu m3 thu 15,95 tỷ đồng; cao nhất là 5 tháng đầu năm 2018, cấp 9,7 triệu m3 thu về 9,2 tỷ đồng.

Cũng theo Phó giám đốc Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, quá trình khai thác cấp bán nước cho Formosa, Công ty áp dụng giá tiền nước theo Nghị định 67 là 945 đồng/m3. Tuy nhiên, hiện nay giá nước cấp bán cho Formosa cao hơn rất nhiều, khoảng trên 3.000 đồng/m3.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó giám đốc phụ trách Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh thông tin, bình quân mỗi năm hồ thượng nguồn sông Trí trung chuyển hơn 28 triệu m3 nước để Công ty Vũng Áng bán cho Formosa, thu về khoảng 100 tỷ đồng.

“Từ khi chuyển việc cấp nước sang Công ty Vũng Áng đến nay, hai bên chưa chưa thỏa thuận được cơ chế tài chính, chưa thể ký hợp đồng nên họ chưa trả tiền. Vì thế chưa có kinh phí để chi trả các chi phí quản lý, vặn hành, duy tu, bảo dưỡng”, ông Tâm nói.

{keywords}
Hồ chứa nước thượng nguồn sông Trí là công trình thủy lợi đa mục tiêu, có dung tích thiết kế là 25,4 triệu m3 nước, được Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng (Ảnh: HV)

Cũng theo ông Tâm, trên thực tế, nước cấp bán cho Formosa hiện nay chủ yếu là nước của hồ thượng nguồn sông Trí chứ không phải từ đập dâng Lạc Tiến. Bởi dung tích của hồ thượng nguồn sông Trí là trên 25 triệu m3, có lúc lên đến 30 triệu m3/năm. Trong khi nhu cầu của Formosa trung bình mỗi tháng mua chỉ khoảng 2,7 triệu m3/tháng.

Tuy nhiên, ông Phạm Hoành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn lại cho hay, có thông tin nói rằng công ty cấp nước cho Formosa do Thủy lợi Nam Hà Tĩnh vận hành nhưng không trả một đồng phí nào là không đúng. Mỗi năm công ty nộp trên 3 tỷ đồng tiền thuế phí, chẳng qua là mượn đường ống của họ thôi.

"Mỗi năm công ty đã chuyển đầy đủ số tiền trên 3 tỷ đồng cho Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, có giấy nộp tiền đầy đủ. Công ty cũng đã làm việc với tỉnh và Sở Tài chính mấy lần rồi. Tôi chỉ thuê họ cái đường ống qua hồ Sông Trí, còn nguồn nước là của tôi lấy từ hồ Rào Trổ. Theo thiết kế dự án thì cấp 1 triệu m3/ngày/đêm nhưng hiện tại Formosa chỉ lấy 100.000m3/ngày đêm”, ông Sơn nói.

Trao đổi với PV về việc, đã gần 2 năm chuyển đổi từ Công ty Thủy lợi Nam sang Công ty Vũng Áng cấp nước cho Formosa nhưng vì sao vẫn chưa thống nhất được cơ chế tài chính, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại hồ sơ đó đang trong quá trình làm. Cơ bản là thống nhất rồi nhưng đang giao Tài chính chủ trì làm, không có vấn đề gì cả.

Hồ chứa nước thượng nguồn sông Trí là công trình thủy lợi đa mục tiêu, có dung tích thiết kế là 25,4 triệu m3 nước, được Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đầu tư xây dựng gần 200 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, góp phần tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh (Thủy lợi Nam Hà Tĩnh) khai thác, quản lý và vận hành. Do nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy, tháng 6/2014, Công ty Formosa ký hợp đồng mua nước với Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh. Đến tháng 3/2018, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn chiếm 92% cổ phần) có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, đề nghị được thay thế Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh để ký hợp đồng cấp nước cho Formosa. Theo đó, nguồn nước này được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (Công ty Vũng Áng) sử dụng hồ thượng nguồn Sông Trí để trung chuyển nước từ đập dâng Lạc Tiến cấp bán cho Formosa. Tháng 5/2018, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, ký văn bản giao Công ty Vũng Áng tổ chức cấp nước cho Formosa kể từ đầu tháng 6/2018, đồng thời thống nhất với Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh về quy chế phối hợp, cơ chế tài chính trong việc sử dụng hồ thượng nguồn sông Trí để trung chuyển, cấp nước cho Formosa. Thế nhưng đã gần 2 năm nay, cơ chế tài chính vẫn chưa được thực hiện.

Trần Hoàn

 

 

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.