Bến Tre: Nhiều kết quả xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP ở chợ Lách

Huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ thực hiện quảng bá du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của huyện đến với du khách, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP đa dạng, độc đáo.

Theo UBND huyện chợ Lách (Bến Tre), Làng Văn hóa du lịch là một mô hình du lịch cộng đồng góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường bền vững ở địa bàn nông thôn. Trong bối cảnh thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chợ Lách là nơi được chọn thí điểm xây dựng và phát triển Làng văn hóa du lịch - là mô hình làng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long.

{keywords}
Bến Tre: Nhiều kết quả xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP ở chợ Lách.

Phạm vi của Làng văn hóa du lịch Chợ Lách là vòng kết nối 4 ấp: Đông Kinh (xã Vĩnh Hòa), Lân Đông (xã Phú Sơn), An Hòa (xã Long Thới), Vĩnh Nam (xã Vĩnh Thành). Vòng kết nối với tổng diện tích 1490,88 ha đi qua Huyện lộ 34, 35, 37 và Quốc lộ 57 thuộc 4 xã Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới và Vĩnh Thành. Trung tâm đặt tại xã Vĩnh Thành trong khu lưu niệm nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Từ đó, khách du lịch có thể tham quan các điểm du lịch của địa phương ở xung quanh như Nhà thờ Cái Mơn, nhà cổ, vườn sầu riêng, làng hoa giấy, làng nuôi gà nòi, vườn cây ăn trái, vườn sản xuất cây giống lớn nhất cả nước...

Năm 2020, Đề án Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách đã dược UBND  tỉnh phê duyệt và đang được huyện tập trung triển khai thực hiện. Đề án nhằm xây dựng và phát triển Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách hứa hẹn trở thành điểm đến đặc thù miệt vườn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao của khu vực và quốc gia trên cơ sở khai thác các lợi thế sẵn có về tài nguyên văn hóa bản địa, tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm nông nghiệp chủ lực địa phương.

Chợ Lách là địa bàn có nhiều giá trị tài nguyên du lịch tiêu biểu nổi bật hàng đầu trên toàn tỉnh Bến Tre nói riêng và cả vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung với điểm nhấn là “vương quốc” hoa kiểng, vùng đất cây lành trái ngọt, vùng sản xuất cây giống lớn nhất nước. Chính các giá trị tài nguyên du lịch đặc trưng sẵn có của vùng nông thôn với tính cạnh tranh cao của Chợ Lách là chất liệu thuận lợi để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho chợ Lách. Một trong những cách thức phù hợp để chuyển tải đầy đủ các giá trị đời sống sản xuất - sinh hoạt, văn hóa ký ức và hiện sinh của huyện Chợ Lách đến với du khách gần xa là xây dựng mô hình Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách.

Cùng với việc xây dựng đề án Làng Văn hóa du lịch, song song đó chợ Lách tập trung triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị; trong đó tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng homestay, đây là loại hình du lịch xanh phù hợp với du khách quốc tế yêu thích văn hóa địa phương. Do về mặt tự nhiên phù hợp với du lịch khám phá sông nước miệt vườn; chiêm ngưỡng và cùng nghệ nhân uống sửa kiểng, bon sai; mua cây giống, hoa kiểng, trái cây về làm quà cho người thân, bạn bè, từ đó góp phần tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho người dân.

Đến nay, trên địa bàn huyện Chợ Lách có 7 điểm homestay được đầu tư tương đối đầy đủ tiện nghi gồm: Nhà vườn Năm Hiền, Hoa Vương - thị trấn Chợ Lách; Jading Du MêKông, Hạnh Phúc - xã Hòa Nghĩa; Nguyễn Gia - xã Tân Thiềng, Rooster Mekong - xã Long Thới; Việt Hải - xã Vĩnh Thành.

Với tài nguyên du lịch phong phú, Chợ Lách hấp dẫn bởi vùng đất thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa mát mẻ, luôn có vườn cây trĩu quả, cây giống hoa kiểng nổi tiếng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, theo UBND huyện Chợ Lách, thời gian qua, mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm Chợ Lách chưa phát huy hết hiệu quả, còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, thiếu tập trung, việc cung ứng dịch vụ của hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về trình độ ngoại ngữ...

Do vậy, trong thời gian tới Chợ Lách thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng xem mô hình du lịch cộng đồng là một hình thức quảng bá hình ảnh đặt trưng quê hương Chợ Lách, đất và người Chợ Lách một cách gần gũi và chân thật nhất.

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương với những tiềm năng sẵn có để tăng lợi thế cạnh tranh, như: Làng nghề, cây ăn trái, gà nòi, điều kiện tự nhiên, khí hậu… cần phải lấy con người, cộng đồng dân cư làm trung tâm của các hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp du lịch và các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP, thực hiện quảng bá du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của huyện Chợ Lách đến với du khách. Góp phần xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP đa dạng, độc đáo; đồng thời có sự chia sẻ lợi ích phù hợp đối với các bên tham gia.

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cây giống, hoa kiểng, làng nghề truyền thống của huyện… cần không ngừng nâng cao tay nghề, tìm tòi học hỏi tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo đáp ứng nhu cầu du khách tham quan.

Thảo Nguyên

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.