Bật cười nhãn hàng quốc tế đua gắn tem ‘không sản xuất tại Trung Quốc"

Khi hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc nhiều lần bị dính tai tiếng vì chất lượng thấp thì một sản phẩm nào đó được ghi là "Không sản xuất tại Trung Quốc" hay "Sản xuất tại quốc gia khác ngoài Trung Quốc" sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Tháng 3/2019, một công ty nước uống đóng chai ở Nam Phi đã gặp phản ứng dữ dội của cư dân mạng xã hội Trung Quốc khi in dòng chữ "Still Water. It’s not made in China" (tạm dịch: "Vẫn là nước. Không được sản xuất tại Trung Quốc") lên sản phẩm của mình.

Sản phẩm này không mới, nó đã ra đời và phát triển trong hơn 4 năm mà không gặp vấn đề gì lớn. Cho đến khi nó xuất hiện trong một bài đăng ngày 19/3 trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc và được 2 trang truyền thông của nước này là Guancha.com và Global Times đưa tin, loại nước uống này mới bị người Trung Quốc phản đối dữ dội, cho rằng đây là một sự kỳ thị chủng tộc.

Một công ty nước đóng chai ở Nam Phi gán nhãn 'Still Water. It’s not made in China' (tạm dịch: 'Vẫn là nước. Không được sản xuất tại Trung Quốc') đã phải xem xét đổi nhãn sau khi gặp phản ứng dữ dội trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Ảnh: Handout

"Bạn đã nghĩ ra một cái tên khủng khiếp. Người Trung Quốc đang làm việc chăm chỉ để cải thiện đất nước và cuộc sống của họ, họ không có thời gian cho bạn. Người phân biệt chủng tộc thì lúc nào cũng có!", một người đã viết trên tài khoản Instagram của công ty bằng tiếng Trung vào ngày 18/3.  

Đại diện của công ty nước uống này nói với South China Morning Post rằng công ty hoàn toàn bất ngờ trước phản ứng này và cho biết, việc gán nhãn "It’s not made in China" chỉ là một cách để gây ấn tượng. Khi mọi thứ hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc đều được đánh giá kém phẩm chất, nếu có một sản phẩm nào đó được ghi là "Không sản xuất tại Trung Quốc sẽ gây ấn tượng và được người tiêu dùng chú ý đến.

Trả lời những chỉ trích trên tài khoản Instagram của mình, công ty viết: "Nếu mỗi sản phẩm đều ghi 'Sản phẩm được sản xuất tại Nam Tư', chúng tôi sẽ ghi trên sản phẩm của mình là 'Sản phẩm không được sản xuất tại Nam Tư'.

Tuy nhiên, sau phản ứng của cư dân mạng Trung Quốc, công ty này cảm thấy áp lực và xem xét thay nhãn.

"Chúng tôi không muốn bắt đầu một cuộc chiến. Chúng tôi đã nghĩ đến cái tên Made in Madiba-Land (Sản xuất tại miền đất của Nelson Mandela - Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - PV)', người đại diện công ty nói với South China Morning Post, và nói thêm rằng các giám đốc điều hành của công ty cảm thấy gần như bị bắt nạt khi làm như vậy.

Khoảng hơn chục năm về trước, khi thấy hàng hóa Trung Quốc ngày càng làm mưa làm gió trên thị trường phương Tây, Công ty Alvito Holding của Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại của Anh) bức xúc tới độ... nộp lên văn phòng Liên minh châu Âu (EU) tờ đơn xin đăng ký nhãn hiệu "Not made in China" (Không sản xuất tại Trung Quốc).

Những tưởng ý định xin bảo hộ bản quyền kỳ quái trên bị ngăn chặn ngay nhưng cơ quan của EU lại đóng dấu ký tên cái rẹt. Tuy nhiên, họ cũng kèm theo điều kiện như trong luật định “nếu trong vòng ba tháng mà không ai kiện cáo gì, yêu cầu của Alvito Holding coi như được thông qua”.

Tin dữ trên truyền đi trong cộng đồng người Trung Quốc nhanh như điện chớp. Sau 21 ngày kể từ khi EU ký tên đóng dấu, đại diện cơ quan về nhãn hiệu và bằng sáng chế Bắc Kinh đã trình lên văn phòng EU tại Bắc Kinh một bản kháng nghị có hàng chục nghìn chữ ký. Chưa kể người Trung Quốc còn đưa lên mạng hàng trăm thông điệp phản đối.

Cựu trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc về thương hiệu các sản phẩm sở hữu trí tuệ của GATT (tổ chức tiền thân của WTO) Dong Baolin gọi chuyện này là một hành vi "kỳ thị" đối với nhãn hiệu "Made in China".

Trên thị trường Việt Nam, qua khảo sát PV Nhadautu.vn cũng bắt gặp hiện tượng gán nhãn tương tự trên một số sản phẩm may mặc của các nhãn hàng. Chẳng hạn, một chiếc áo thương hiệu Lascote bán ngay tại Store chính hãng ở Hà Nội cũng ghi nhãn "Made in countries other than China" (Sản xuất tại quốc gia khác ngoài Trung Quốc).

Một chiếc áo Lascote có ghi nhãn 'Made in countries other than China' ('Sản xuất tại quốc gia khác ngoài Trung Quốc'. Ảnh: Nhadautu.vn

Sở dĩ hàng "Made in China" bị "kỳ thị" vì không ít lần chất lượng chất lượng các sản phẩm được sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này gây chấn động thế giới như sữa nhiễm độc melamine năm 2008, thuốc tây làm giả... Lâu nay khi nhắc tới hàng Trung Quốc, hàng Tàu nhiều người liên tưởng ngay đó là hàng nhái, chất lượng kém. Vì vậy, khi gán nhãn 'Không sản xuất tại Trung Quốc', các nhà sản xuất nhiều khả năng sẽ có được niềm tin của khách hàng.

Tuy nhiên, không thể quy kết tất cả các sản phẩm "Made in China" đều là hàng chất lượng kém. Ngoài các mặt hàng có tính truyền thống như trà Long Tỉnh, lụa Hàng Châu, gốm sứ Giang Tây, đã có thêm nhiều dòng sản phẩm xuất xứ Trung Quốc được người tiêu dùng thế giới đánh giá chất lượng hàng đầu. Máy tính Lenovo, điện thoại Huawei... cũng là những thương hiệu Trung Quốc nổi tiếng nhất toàn cầu.

Và cả điện thoại iPhone, sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới cũng là hàng "Made in China".

Nhưng thực tế đang diễn ra cho thấy, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng căng thẳng, hàng loạt nhà máy đa quốc gia lũ lượt rời khỏi Trung Quốc thì rất có thể trong tương lai gần, trên những sản phẩm như túi xách, giày dép, đồ chơi... sẽ không còn dòng chữ quen thuộc "Made in China" nữa.

Đối với Việt Nam, cuộc tranh cãi như thế nào là hàng "Made in Vietnam" vẫn chưa có hồi kết sau vụ Asanzo bị nghi cố tình để hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt. Câu chuyện về những nhãn hàng "Made in countries other than China" vừa kể trên rõ ràng là một lời cảnh báo về sự cần thiết phải giữ gìn sự trong sáng của thương hiệu quốc gia - "Made in Vietnam". 

Nguồn: Hồ Mai/nhadautu.vn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.