Bài 4: Nhà thầu dự án ODA "phủi" trách nhiệm, tiền nợ dân ai trả?

Trước tình trạng nhà thầu nợ tiền vật liệu, nhân công trên 3,4 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp đã có văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư dự án là Sở NN&PTNT Hà Tĩnh. Tuy nhiên đơn vị thi công đã phủi trách nhiệm.

Nhà thầu "phủi" trách nhiệm

Ngày 25/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, Tổng Công ty XD Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty Thanh Hóa) và các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Thọ, đã tổ chức một cuộc họp bàn về việc giải quyết công nợ và tiếp tục hoàn thành khối lượng gói thầu.

Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Bá Đức - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc BQLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh xác nhận: “Sự việc nhà thầu nợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là có thật. Yêu cầu Ban QLDA ODA tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty Thanh Hóa cùng phối hợp với các cá nhân, doanh nghiệp rà soát, đối chiếu lại công nợ xong trước ngày 30/9. Đến ngày 15/10, Tổng Công ty Thanh Hóa phải giải quyết xong công nợ với các cá nhân, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng”.

Hợp đồng lao động giữa Tổng Công ty Thanh Hóa đã với ông Võ Đức Tùng

Ngày 16/10/2018, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã có công văn gửi ông Tạ Đức Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thanh Hóa.

Nội dung Công văn như sau: “Gói thầu DATP2 - XL1/TL;GT/2016 - Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông 05 xã vùng ngập úng huyện Đức Thọ do nhà thầu Tổng Công ty Thanh Hóa thi công. Theo tiến độ hợp đồng kết thúc vào ngày 20/6/2018. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khối lượng gói thầu vẫn chưa hoàn thành, đặc biệt đang tồn tại về công nợ đối với danh nghiệp và người dân ở địa phương”.

“Sở NN&PTNT đã có nhiều văn bản yêu cầu nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, máy móc, vật tư, vật liệu để thi công hoàn thành khối lượng của gói thầu, đồng thời giải quyết dứt điểm tồn tại về công nợ, tránh để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn vay của ADB”.

Địa điểm làm việc tại công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông tại các xã Đức La, Đức Quang, Đức Thịnh, Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Công văn cũng chuyển tải thông báo kết luận cuộc họp Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) tại Hà Tĩnh số 1913/DANN-THMT-KVBS ngày 04/10/2018 của Ban quản lý các dự án nông nghiệp: “Ban quản lý dự án Hà Tĩnh phải có trách nhiệm đôn đốc nhà thầu giải quyết dứt điểm vấn đề nợ đọng chưa thanh toán trong tháng 10/2018, để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội tại địa phương và tạm dừng việc thanh toán cho Tổng Công ty Thanh Hóa đến khi nhà thầu xử lý xong các vấn đề khiếu kiện của người dân và có văn bản báo cáo gửi CPMU trước ngày 20/10/2018”.

Theo công văn này, ngày 09/7/2018 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản số 4050/UBND-NL1 về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 4257/CT-BNN-KH ngày 05/6/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, kịp thời chấn chỉnh các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các nhà thầu chậm tiến độ và tồn tại vường mắc; trường hợp nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu thì chủ đầu tư báo cáo ngay cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT) để xử lý nhà thầu theo quy định”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đề nghị ông Tạ Đức Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thanh Hóa khẩn trương chỉ đạo thực hiện ngay các nội dung nêu trên hoàn thành trước ngày 25/10/2018. Sau thời gian nói trên (nếu) Tổng Công ty Thanh Hóa không thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh sẽ chính thức có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý các dự án nông nghiệp xử lý đúng các quy định của pháp luật.

Quyết định Bổ nhiệm ông Võ Đức Tùng làm Đội trưởng đội công trình 7 thuộc Tổng Công ty

Sau khi nhận được thông báo, ngày 22/10/2018, ông Tạ Đức Hùng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thanh Hóa đã “phản pháo” bằng văn bản số 351/ANTT-TCT gửi ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Tạ Đức Hùng cho rằng, tất cả những tồn tại vướng mắc của các cá nhân với nhau (cho dù với bất kỳ nguyên nhân nào), cũng phải được xem xét giải quyết theo đúng trình tự pháp luật. Khi ký hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký.

Theo ông Hùng, việc đảm bảo ổn định chính trị, xã hội tại địa phương không thuộc trách nhiệm của nhà thầu. Bất cứ cá nhân nào (kể cả nhân sự của nhà thầu) nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đều phải xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Hùng khẳng định, Tổng Công ty Thanh Hóa không nợ bất cứ chủ nợ nào tại địa phương nơi đang thi công xây dựng gói thầu DATP2-XL1/TL;GT/2016; Người đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty Thanh Hóa (hoặc người được ủy quyền hợp pháp) chưa bao giờ ký hợp đồng thương mại mua bán vật tư hoặc thuê nhân công với bất kỳ pháp nhân, cá nhân nào trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Biên bản đối chiếu công nợ giữa ông Tùng và HTX Kim Ngân

Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thanh Hóa tự tin cho biết: “Chủ đầu tư hoặc bất cứ pháp nhân, cá nhân nào trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cung cấp bằng chứng về việc Tổng Công ty Thanh Hóa nợ tiền tại địa phương, kèm theo các tài liệu theo quy định của pháp luật... Tổng Công ty Thanh Hóa cam kết thanh toán toàn bộ các khoản nợ nêu trên trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu hợp pháp”.

Ông Hùng gợi ý, các tồn tại vướng mắc liên quan đến việc thực hiện gói thầu DATP2-XL1/TL;GT/2016, công nợ của cá nhân, pháp nhân đều phải thực hiện theo hợp đồng mà các bên liên quan đã ký. Nếu các bên không thống nhất được thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Phán quyết của Tòa án là phán quyết cuối cùng buộc các bên phải tuân thủ.

Sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề nợ

Vấn đề đặt ra ở đây là, khi bắt đầu triển khai xây dựng dự án, ngày 01/12/2016, Tổng Công ty XD nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã Hợp đồng lao động với ông Võ Đức Tùng, sinh năm 1967; thường trú tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương; Số CMND 181424075, cấp ngày 19/01/2016 tại Công an Nghệ An; Hợp đồng bắt đầu từ ngày 01/12/2016; Chức danh chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, Đội trưởng đội công trình 7; địa điểm làm việc tại công trình sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông tại các xã Đức La, Đức Quang, Đức Thịnh, Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Danh sách tổng hợp công nợ của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh

Cùng ngày 01/12/2016, HĐQT Tổng Công ty Thanh Hóa đã có Quyết định số 106/QĐ-HĐQT-NS về việc Bổ nhiệm Đội trưởng đội công trình 7 thuộc Tổng Công ty.

Quyết định nêu rõ: “Kể từ ngày 01/12/2016 cho đến khi gói thầu DATP2-XL1/TL;GT/2016 - Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông tại các xã Đức Quang, Đức La, Đức Thịnh, Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh được nghiệm thu bàn giao và thanh quyết toán. Ông Võ Đức Tùng có nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý, lãnh đạo hoạt động SXKD của Đội công trình 7 theo Điều lệ, Quy chế, quy định hiện hành của Tổng Công ty”.

Với vai trò là người “Quản lý, lãnh đạo hoạt động SXKD của Đội công trình 7”, ông Tùng đã dùng con dấu của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tây Sơn, địa chỉ tại 11C, ngõ C, Yên Bình, Hưng Phúc, thành phố Vinh, Nghệ An, do bản thân làm giám đốc để ký hợp đồng với nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn để cung ứng vật tư, nhân công xây dựng gói thầu DATP2-XL1/TL;GT/2016.

Số tiền mà đơn vị thi công còn nợ đọng là 3.401.187.940 đồng

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Đức - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc BQLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Vừa rồi Sở đã tiến hành họp và chỉ đạo Ban QLDA ODA cùng đơn vị thi công rà soát và giải quyết dứt điểm công nợ. Vấn đề ở chỗ, trước đây Tổng Công ty Thanh Hóa giao cho một người vào phụ trách Đội ở đây. Người này ký hợp đồng cung ứng vật liệu để thi công công trình, giờ nghỉ không làm ở đây nữa. Theo thống kê hiện tại còn nợ cá nhân, doanh nghiệp trên 3,4 tỷ đồng”.

Khi hỏi về tổng quan của dự án và nguyên nhân công trình kém chất lượng, Giám đốc BQLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh cho biết sẽ giao cho đồng chí Dương để trao đổi cụ thể hơn.

Tuy nhiên, ông Dương lại thoái thác: “Hiện nay tôi chưa được ký tá gì hết, chưa xong tổ chức, vì thế trả lời báo chí với chức danh gì. Không chừng lãnh đạo lại bảo ông có chức danh gì mà nói, nói với tư cách gì?”.

Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nợ nần cho các DN và người dân địa phương? Tổng Công ty XD nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa có trách nhiệm như thế nào khi Đội trưởng được Tổng Công ty bổ nhiệm chính thức đã trốn tránh nhiệm này?

Trần Hoàn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.