Bài 3: Thi công dự án ODA, nhà thầu nợ tiền dân rồi “bặt vô âm tín”

Đến thi công dự án ODA trên địa bàn Đức Thọ (Hà Tĩnh), Tổng Công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa đã nợ tiền vật liệu, nhân công lên đến gần 3,5 tỷ đồng rồi bỏ mặc công trình còn dang dở

Nợ đầm đìa

Cuối năm 2016, Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung - Khoản vay bổ sung vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được triển khai thực hiện trên phạm vi các tỉnh miền Trung. Hà Tĩnh là một trong 6 tỉnh nhận được sự “ưu ái” này. Trong đó, Đức Thọ là một trong năm huyện được chọn để thực hiện dự án sữa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông tại các xã Đức La, Đức Quang, Đức Thịnh và Yên Hồ với tổng mức đầu tư gần 28 tỷ đồng.

Đơn kêu cứu của các doanh nghiệp cung cấp vật tư cho Tổng công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa thực hiện dự án

Chủ đầu tư là BQL dự án ODA ngành NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị thi công là Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa (có địa chỉ tại số 303, đường Bà Triệu, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Theo phản ánh của người dân và chính quyền các xã Đức La, Đức Quang, dự án được triển khai từ đầu năm 2017. Do điều kiện ở xa nên nhà thầu đã hợp đồng cung ứng vật liệu, thuê mướn nhân công địa phương để phục vụ công trình. Tuy nhiên, công trình chỉ làm được một thời gian rồi bỏ dở từ tháng 4/2018.

Tính đến thời điểm hiện tại nhà thầu này còn nợ của doanh nghiệp, cá nhân tại đây số tiền 3.401.187.940 đồng.

Hiện có gần 30 cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đang bị nhà thầu này nợ tiền nhân công, vật liệu. Các chủ nợ như “ngồi trên chảo lửa” vì không thể liên lạc được với “con nợ”.

Trong đó, Công ty TNHH MTV Thông Thúy (khối 3 thị trấn Đức Thọ) bị chây ì nợ 983.687.940 đồng;

Ông Hoàng Trung Thông (Xuân Hồng, Nghi Xuân Hà Tĩnh) bị chây ì nợ 468.585.000 đồng; Hợp tác xã sản xuất và dich vụ TH Kim Ngân (Bùi Xá, Đức Thọ) 332.156.000 đồng;

Công ty CPDV và TMVT Hồng Phúc (thị xã Hồng Lĩnh) 258.765.000 đồng; Ông Lê Văn Hiếu (Mai phụ, Lộc Hà) 225 triệu đồng; Ông Trần Đăng Phố (Đức Quang, Đức Thọ) 165 triệu đồng; Công ty Công ty CPXD và DVTM Sơn Hải (thị xã Hồng Lĩnh) 100.257.000 đồng...

Danh sách đối chiếu công nợ

Tổng số tiền mà đơn vị thi công còn nợ là 3.401.187.940 đồng

Ông Trần Cao Thông, Giám đốc Cty TNHH MTV Thông Thúy, tại khối 3, thị trấn Đức Thọ, người bị nhà thầu này nợ gần 1 tỷ đồng tiền vật liệu, bức xúc: “Là đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn nên nhà thầu này có hợp đồng với chúng tôi để cung cấp vật liệu. Đến nay công trình đã hoàn thành được 95% khối lượng công việc nhưng tiền vật liệu họ không chịu trả, nhà thầu cũng không thấy xuất hiện. Trong lúc đó, một số hạng mục công trình tại xã Đức La đã được bàn giao cho địa phương”.

Ông Phùng Thân Văn, 54 tuổi, thôn Quang Lộc, xã Đức Quang trao đổi: “Khi họ về thi công tại địa bàn xã thì tôi và nhiều người dân đến xin làm công để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần 2 năm trời nhưng chúng tôi chưa nhận được đồng tiền công nào, lâu nay cũng không thấy nhà thầu xuất hiện nữa”.

Còn ông Hồ Sỹ Khang, 56 tuổi, xã Đức Quang trình bày: “Khi họ về đây làm công trình, tôi nhận làm bảo vệ, trông coi vật liệu với lời hứa trả công 3 triệu đồng/tháng. Ngoài ra tôi còn làm công cho họ để kiếm thêm thu nhập. Nhưng đã hai năm rồi mà họ chưa trả tiền cho tôi. Đến nay, nhà thầu còn nợ tôi khoảng 50 triệu đồng. Tôi cũng đã gọi điện để hỏi mấy lần nhưng họ không nghe máy, giờ thì không gọi được nữa”.

Một người dân bức xúc: “Trong quá trình thi công hệ thống kênh mương, họ làm hỏng đường ống dẫn nước của một số hộ dân nhưng bảo gia đình tự sửa chữa rồi công ty sẽ trả lại sau rồi trốn luôn. Điều tệ hại là họ còn nợ 3 triệu đồng tiền ăn của đôi vợ chồng già gần 70 tuổi”.

Công ty có trách nhiệm thanh toán nợ với các cá nhân, doanh nghiệp

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Hữu Nam - Phó chủ tịch UBND xã Đức La xác nhận: “Đúng là có sự việc nhà thầu nợ tiền nhân công và vật liệu của người dân trên địa bàn đến nay chưa trả. Vừa rồi, người dân và các doanh nghiệp có trình báo sự việc với địa phương. Chúng tôi cũng đã báo cáo với UBND huyện để có hướng xử lý”.

Còn ông Chu Đình Lưu, Chủ tịch UBND xã Đức Quang cho hay: “Trên địa bàn xã có một số hộ dân bị nhà thầu nợ tiền công, còn các doanh nghiệp nằm ngoài địa bàn nên chúng tôi cũng không nắm được cụ thể. Hiện nay, các hạng mục được thi công trên địa bàn còn dang dở nhưng nhà thầu đã bỏ đi từ tháng 4/2018 đến nay mà vẫn chưa thấy quay lại làm. Vừa rồi có một số cá nhân, doanh nghiệp từ nơi khác đến địa phương để xin xác nhận công nợ, do đó chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện và Công an huyện để có hướng xử lý, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”.

Tại buổi làm việc giữa đại diện Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, BQLDA ODA Hà Tĩnh, Tổng công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa, các “chủ nợ” là doanh nghiệp và người dân ngày 25/9, ông Nguyễn Bá Đức - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc BQLDA Đầu tư Xây dựng Công trình NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh xác nhận: “Sự việc nhà thầu nợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là có và xảy ra đã gần một nay nay rồi, do đó đề nghị Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa có trách nhiệm thanh toán công nợ với các cá nhân, doanh nghiệp”.

Buổi làm việc giữa đại diện Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, BQLDA ODA Hà Tĩnh, Tổng công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa, các “chủ nợ” là doanh nghiệp và người dân ngày 25/9

Vị Giám đốc BQLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu Ban QLDA ODA tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa cùng phối hợp với các cá nhân, doanh nghiệp rà soát, đối chiếu lại công nợ xong trước ngày 30/9.

Đến ngày 15/10 Tổng công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa phải giải quyết xong công nợ với các cá nhân, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng. Đồng thời chỉ đạo Ban QLDA tỉnh Hà Tĩnh không thanh toán thêm bất kỳ khoản nào cho Tổng công ty xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa nếu đơn vị này chưa giải quyết xong công nợ.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa vẫn không có động thái nào về sự việc trên.

Vì thế, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đang có ý định khởi kiện đơn vị này ra tòa.

Trần Hoàn

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.