Bắc Giang phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản có lợi thế nâng tầm thương hiệu quốc gia

Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và đang tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Một số sản phẩm hàng hóa của tỉnh Bắc Giang đã tạo dựng được thương hiệu và đem lại hiệu quả kinh tế cao như vải thiều, cam đường canh, bưởi Diễn huyện Lục Ngạn; vải sớm, lạc giống, rau an toàn, rau chế biến huyện Tân Yên; lúa thơm Yên Dũng; nấm ăn, rau chế biến huyện Lạng Giang; rau cần huyện Hiệp Hoà; gà đồi, chè huyện Yên Thế; hoa ly, cây cảnh ở thành phố Bắc Giang; na ở huyện Lục Nam...

Đặc biệt là vùng trồng cây vải của Bắc Giang có diện tính khoảng 29.000 ha, sản lượng đạt trên 91.000 tấn, doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt trên 5.000 tỷ đồng; diện tích cây cam, bưởi 7.500 ha, sản lượng đạt 40.000 tấn; diện tích rau các loại trên 23.700 ha, sản lượng khoảng 415.000 tấn;

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tỷ trọng chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp gắn với áp dụng quy trình an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tăng. Quy mô tổng đàn lợn, đàn gà tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, mô hình gà đồi Yên Thế được phát triển, nhân rộng đến các huyện miền núi trong tỉnh, duy trì tổng đàn gà tại thời điểm khoảng 17 triệu con, đàn lợn khoảng gần 1,2 triệu con.

Sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng, tạo điều kiện áp dụng các kỹ thuật thâm canh tiên tiến gắn với sử dụng giống có chất lượng trong trồng rừng kinh tế, cơ bản đã phủ xanh đồi núi trọc, tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,5%. Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường; kinh tế rừng phát triển mạnh, nhiều hộ đồng bào miền núi đã giàu lên từ nghề trồng rừng, giá trị sản xuất tăng bình quân 15%/năm.

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, giá trị sản xuất (giá hiện hành) của ngành có xu hướng tăng; diện tích nuôi trồng hơn 12.000 ha, sản lượng khai thác trên 41.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm tại Bắc Giang khoảng 170.000 ha, giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 92 triệu đồng/năm; Công tác dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu được quan tâm thực hiện, đến nay, toàn tỉnh có trên 200 cánh đồng, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.

{keywords}
Mì Chũ, một sản phẩm nổi tiếng của Bắc Giang.

Hiện Bắc Giang có 3 nhóm sản phẩm chính. Trong đó, 8 sản phẩm chủ lực gồm lợn, lúa, vải thiều, gà, cá, rau các loại, cam, lạc; 

14 sản phẩm đặc trưng: mỳ gạo, gạo thơm Yên Dũng, rượu làng Vân, bưởi, rau cần Hoàng Lương, mật ong, nếp cái hoa vàng Thái Sơn, na Lục Nam, rượu Kiên Thành, bún Đa Mai, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa kế, chè Yên Thế, nấm Lạng Giang; 

30 sản phẩm tiềm năng: Khoai tây, ngô, nhãn, sắn, khoai lang, dưa hấu, táo, chuối, gạo bao thai Lục Ngạn, chanh, nếp Phì Điền, mộc dân dụng Bãi Ổi, rau an toàn Đa Mai, bánh đa nem mỳ Thổ Hà, tương Trí Yên, nhãn, táo Đài Loan, táo xuân 21, quả vú sữa, rượu Giáp Tửu, chổi chít, chổi tre, mây nhựa đan cao cấp Tân Yên, gốm Khuyến (gốm làng Ngòi), mộc dân dụng Đông Thượng, bánh chưng Hiệp Hòa.

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có gần 29.000 ha vải thiều, ước tính sản lượng đạt khoảng 150.000-180.000 tấn. Trong tổng diện tích trên, có 13.500 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ước sản lượng đạt 90.000 tấn; 218,5 ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sản lượng đạt 10.000 tấn. Hiện nay, Lục Ngạn vẫn là địa phương có vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc. Sản lượng vải thiều của Lục Ngạn đạt cao nhất trong tỉnh.

Khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều được tiêu thụ trong nước, 50% còn lại phục vụ xuất khẩu. Thị trường của sản phẩm vải thiều chủ yếu là thị trường các tỉnh, thành phố lân cận và các thành phố lớn, hướng sâu hơn thị trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Đối với thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường ở cả 30 nước vải thiều đang có mặt như Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, đặc biệt tập trung cao thị trường truyền thống là Trung Quốc, đẩy mạnh thêm sản lượng xuất khẩu vào thị trường Thái Lan, Maylaysia.

Tại Bắc Giang, sản phẩm mỳ gạo phát triển tập trung ở Lục Ngạn với mỳ Chũ, ở thành phố Bắc Giang với mỳ Kế và ở Tân Yên với làng mỳ gạo Châu Sơn. Trong đó, mỳ Chũ ở Lục Ngạn phát triển mạnh với sản lượng khoảng 20 nghìn tấn/năm. Sản phẩm được tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu. Hiện nay, mỳ Chũ đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm làm tăng giá trị và khẳng định vị trí trên thị trường.

Ngoài ra, đặc sản gà đồi Yên Thế của Bắc Giang hiện được tiêu thụ tại nhiều địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Sơn La.... Quy mô giá trị sản xuất con gà đồi Yên Thế đang ngày càng lớn dần. Sản phẩm gà đồi Yên Thế cũng được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Hiền Anh

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.